Bảng giá cước vận tải đường biển trong nước và quốc tế

06.11.2024

Vận tải đường biển là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến và hiệu quả nhất đặc biệt trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển như hiện nay. Do đó, bảng giá cước vận tải đường biển trong nước và quốc tế đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn dịch vụ. Hãy cùng tham khảo về bảng giá cước vận tải đường biển chi tiết ngay dưới đây để có những phương án phù hợp với nhu cầu và tài chính.

I. Nhu cầu vận tải đường biển trong nước và quốc tế hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế như hiện nay khiến nhu cầu vận tải đường biển trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng nhanh chóng. Dễ hiểu khi vận tải đường biển được xem như là một trong những phương thức hiệu quả nhất để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn với mức phí tiết kiệm nhất.

  • Nhu cầu vận tải quốc tế tăng nhanh do hoạt động thương mại toàn cầu hóa, vận tải hàng hóa qua đường biển được quan tâm. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu các mặt hàng phổ biến như nông sản, thủy hải sản, dệt may, điện tử,… sang các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, các nước Châu Á,… bằng đường biển nhằm tối ưu chi phí.
  • Nhu cầu vận tải đường biển trong nước cũng trên đà tăng trưởng đặc biệt là giữa các cảng biển lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,… Cùng với sự phát triển hạ tầng cảng biển và sự gia tăng sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra nhiều cơ hội cho vận tải đường biển trong nước giúp kết nối hiệu quả giữa các tỉnh thành và thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
  • Sự thay đổi lớn trong mô hình tiêu dùng và nhu cầu về hàng hóa của thị trường trong nước và quốc tế đã ảnh hưởng đến cách thức và tốc độ vận chuyển hàng hóa. Các đơn vị logistics đã và đang tìm cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng của mình khiến cho nhu cầu vận tải đường biển trong nước và quốc tế ngày càng tăng cao.

Xem thêm: Các cảng biển quốc tế ở Việt Nam hiện nay

II. Bảng giá cước vận tải đường biển trong nước và quốc tế

Khi nhu cầu vận tải đường biển trong nước và quốc tế gia tăng mạnh mẽ đến từ nhiều yếu tố khác nhau như gia tăng thương mại toàn cầu, sự phát triển hạ tầng và công nghệ hiện đại đang tạo ra nhiều cơ hội cho ngành vận tải biển hiện nay. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng quan tâm nhiều hơn đến bảng giá cước vận tải đường biển trong nước và quốc tế để có những phương án phù hợp nhất.

Cảng Đi

Cảng Đến

Cont 20/USP

Cont 40/USP

Thời Gian Tàu Cập

SHANGHAI

HỒ CHÍ MINH

400

750

7 – 8 NGÀY

SHANGHAI

HẢI PHÒNG

450

850

5 – 6 NGÀY

BUSAN, INCHON

HỒ CHÍ MINH

180

300

5 – 7 NGÀY

BUSAN, INCHON

HẢI PHÒNG

500

900

6 – 7 NGÀY

SHEKOU, SHENZHEN

HỒ CHÍ MINH

450

850

5 – 6 NGÀY

NINGBO

HỒ CHÍ MINH

400

650

5 – 6 NGÀY

QINGDAO

HỒ CHÍ MINH

700

1000

5 – 6 NGÀY

JIANGMEN

HỒ CHÍ MINH

400

750

5 – 6 NGÀY

ZHUHAI

HỒ CHÍ MINH

400

750

5 – 6 NGÀY

XINGANG, TIANJIN

HỒ CHÍ MINH

850

900

10 – 11 NGÀY

DALIAN

HỒ CHÍ MINH

700

900

10 – 11 NGÀY

XIAMEN

HỒ CHÍ MINH

500

900

3 – 4 NGÀY

SHANGHAI

HẢI PHÒNG

500

900

5 – 6 NGÀY

NINGBO

HẢI PHÒNG

400

650

5 – 6 NGÀY

QINGDAO

HẢI PHÒNG

550

1000

7 – 8 NGÀY

SHEKOU, SHENZHEN

HẢI PHÒNG

400

650

2 – 3 NGÀY

YANTIAN, SHENZHEN

HẢI PHÒNG

450

820

2 – 3 NGÀY

NANSHA, GUANGZHOU

HẢI PHÒNG

400

650

4 -5 NGÀY

NANSHA, GUANGZHOU

HẢI PHÒNG

650

920

10 – 11 NGÀY

Lưu ý: Bảng giá cước vận tải đường biển trong nước và quốc tế trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ có sự thay đổi tùy vào từng thời điểm, đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhau. Do đó, mọi người cần bảng giá có thể liên hệ trực tiếp bên cung cấp dịch vụ vận tải đường biển để được báo giá cụ thể và chính xác nhất.

1. Bảng Giá Cước Vận Chuyển Container Đường Biển Đi Châu Âu (Mới nhất)

Bạn đang quan tâm đến việc vận chuyển container đường biển quốc tế từ các thành phố lớn ở Việt Nam như TPHCM, Hải Phòng đến các cảng nước ngoài ở Châu Âu như Hamburg, Leharve, Rotterdam, Anwerp, Felixtowe, Zeebruge,…

Dưới đây là bảng giá cước vận chuyển container đường biển quốc tế từ TPHCM, Hải Phòng đến các cảng ở Châu Âu được cập nhật mới nhất:

Loại container

Điểm đến

Giá cước (USD)

20 feet

Hamburg

1000

20 feet

Leharve

1100

20 feet

Rotterdam

1200

20 feet

Anwerp

1150

20 feet

Felixtowe

1250

20 feet

Zeebruge

1300

40 feet

Hamburg

1600

40 feet

Leharve

1700

40 feet

Rotterdam

1800

40 feet

Anwerp

1750

40 feet

Felixtowe

1850

40 feet

Zeebruge

1900

2. Bảng Giá Cước Vận Chuyển Đường Biển Quốc Tế Từ Việt Nam Đi Mỹ

Nếu bạn cần vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ : New York, Long Beach, Los Angeles, Seattle, Houston, Oakland, Miami,.., đường biển là một trong những phương tiện vận chuyển phổ biến và hiệu quả.

Bảng giá cước vận chuyển container đường biển quốc tế từ Việt Nam đi Mỹ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, thời gian vận chuyển, địa điểm nhận và trả hàng.

Dưới đây là bảng giá cước vận chuyển container đường biển quốc tế từ Việt Nam đi Mỹ đến một số cảng nhận hàng phổ biến tại Mỹ:

Điểm đến

Loại container

Giá cước (USD)

 New York

20 feet

$1,800 – $2,200

40 feet

$2,800 – $3,400

 Long Beach

20 feet

$1,200 – $1,600

40 feet

$2,000 – $2,400

 Los Angeles

20 feet

$1,200 – $1,600

40 feet

$2,000 – $2,400

 

Seattle

20 feet

$1,900 – $2,300

40 feet

$3,200 – $3,800

 

Houston

20 feet

$1,800 – $2,200

40 feet

$2,800 – $3,400

 

Oakland

20 feet

$1,200 – $1,600

40 feet

$2,000 – $2,400

 

Miami

20 feet

$2,200 – $2,600

40 feet

$3,600 – $4,200

Lưu ý: Đây chỉ là một số giá cước tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhưng đây là giá cước trung bình.

3. Bảng Giá Cước Vận Chuyển Container Đường Biển Quốc Tế Đi Trung Quốc

Bảng giá cước vận chuyển container đường biển quốc tế từ Việt Nam đi Trung Quốc là một trong những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc năm 2024.

Trong bảng giá này, sẽ liệt kê các giá cước vận chuyển đường biển quốc tế từ các cảng ở Việt Nam tới các cảng ở Trung Quốc như Shanghai, Ningbo, Shenzhen, Qingdao, Xiamen, Tianjin, Dalian, Shekou,…

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về giá cước vận chuyển container đường biển quốc tế từ Việt Nam đi Trung Quốc với các cảng đích như đã đề cập ở trên:

  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Shanghai: TEU từ 250 USD, FEU từ 450 USD
  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Ningbo: TEU từ 250 USD, FEU từ 450 USD
  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Shenzhen: TEU từ 200 USD, FEU từ 380 USD
  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Qingdao: TEU từ 250 USD, FEU từ 450 USD
  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Xiamen: TEU từ 250 USD, FEU từ 450 USD
  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Tianjin: TEU từ 250 USD, FEU từ 450 USD
  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Dalian: TEU từ 250 USD, FEU từ 450 USD
  • Từ TP.HCM/Hải Phòng/Hạ Long/Hải Dương đi Shekou: TEU từ 200 USD, FEU từ 380 USD

Lưu ý: Đây chỉ là một số thông tin cơ bản và giá cước có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm và yêu cầu cụ thể

III. Phụ phí vận tải đường biển trong nước và quốc tế

Tìm hiểu về bảng giá cước vận tải đường biển trong nước và quốc tế, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhất định không được bỏ qua các phụ phí đi kèm sẽ được tổng hợp sau đây để có thể đưa ra cái nhìn tổng quan nhất. 

  • THC: Đây là một phụ phí về xếp dỡ hàng hóa tại cảng được tính trên mỗi container khác nhau;
  • B/L: Phụ phí chứng từ được áp dụng cho việc làm vận đơn và các thủ tục giấy tờ liên quan đến lô hàng xuất khẩu;
  • Seal: Phụ phí niêm yết hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa;
  • AMS: Phụ phí khai hải quan dành cho hàng đi Trung Quốc và Mỹ;
  • AFR: Phụ phí khai hải quan cho hàng đi Nhật Bản;
  • BAF: Phụ phí điều chỉnh khi mức giá nhiên liệu tăng hoặc giảm;
  • EBS: Phụ phí xăng dầu dành riêng cho tuyến Châu Á;
  • PSS: Phụ phí vào mùa cao điểm;
  • ISPS: Phụ phí an ninh tại cảng biển;
  • CIC: Phụ phí mất cân đối vỏ container;
  • COD: Phụ phí thay đổi địa điểm giao hàng;
  • DDC: Phụ phí giao hàng ngay tại cảng đến;
  • D/O: Phí lệnh giao hàng;
  • ISF: Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu hàng đi Mỹ;
  • CFS: Phụ phí xếp dỡ, quản lý kho tại cảng dành cho hàng lẻ (LCL);
  • Cleaning fee: Phụ phí vệ sinh container;
  • Lift on/ lift off: Phụ phí nâng hạ container.

IV. Nỗ lực “hạ nhiệt” giá cước vận tải biển

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 369,62 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 190,73 tỷ USD, tăng 14,9%; trị giá nhập khẩu đạt 178,88 tỷ USD, tăng 17,3%. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 11,85 tỷ USD.

Doanh nghiệp đau đầu với cước vận tải biển tăng đột biến

Chưa kịp vui mừng vì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có sự phục hồi mạnh mẽ đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái, giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu trong các mặt hàng nông sản, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group cho biết, từ cuối tháng 5 đến nay, giá cước tàu vận chuyển đường biển liên tục biến động, tăng gấp 2 lần so với hồi quý I/2024. Hiện nay, cước hàng đi từ TP Hồ Chí Minh đến Mỹ loại container 40 feet đã tăng lên 7.000 USD, trong khi hồi đầu năm, giá cước chỉ neo ở mức hơn 3.000 USD. Giá cước tàu tăng tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thúc đẩy hợp tác về logistics

Trong thư vừa gửi đến Chủ tịch Liên đoàn quốc tế Các Hiệp hội giao nhận (FIATA), Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị, với vai trò của FIATA là cầu nối quan trọng, góp phần thúc đẩy hợp tác về logistics, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia, Việt Nam mong muốn Chủ tịch FIATA hỗ trợ, có những biện pháp thiết thực, giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các khó khăn do tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng và thiếu container rỗng.

Trước những biến động của thị trường vận tải biển, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo các cảng vụ hàng hải, các chi cục hàng hải tăng cường giám sát giá dịch vụ tại cảng biển và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển. Các đơn vị của ngành hàng hải phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội, các doanh nghiệp cảng biển, các doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giám sát chặt chẽ tình hình tắc nghẽn tại các bến cảng, tình hình cung cấp vỏ container phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu, báo cáo định kỳ Cục Hàng hải Việt Nam để đưa ra các giải pháp kịp thời.

Source (19/07/2024): https://nhandan.vn/no-luc-ha-nhiet-gia-cuoc-van-tai-bien-post819919.html

Như vậy, bảng giá cước vận tải đường biển trong nước và quốc tế sẽ có sự thay đổi tùy vào từng thời điểm, tùy từng đơn vị cung cấp dịch vụ. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho mọi người thêm những thông tin hữu ích.

Liên hệ báo giá cước đường biển và đường hàng không Việt Nam đi Quốc tế theo thông tin dưới đây:

- Website: https://als.com.vn

- Hotline: 1900 3133

- Email: contact@als.com.vn

- Fanpage: https://www.facebook.com/Aviationlogisticscorporation

- Linkedin: Aviation Logistics Corporation (ALS)

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS