Theo tập đoàn Mckinsey, quá trình chuyển đổi số trước đây có thể cần đến 5 năm để áp dụng với các đơn vị và khách hàng cá nhân, nhưng hiện tại chỉ cần 8 tuần do những tác động từ đại dịch Covid 19.
Đại dịch đã gây ra những thay đổi đáng kể trong mô hình sản xuất và cung ứng để đảm bảo nguồn cung vật liệu ổn định trong dài hạn. Mặc dù phần lớn các đơn vị logistics đánh giá cao lĩnh vực Công nghệ thông tin nhưng họ chỉ có thể áp dụng nó ở những quy trình đơn giản do hạn chế về kiến thức và những rào cản khác.
Thực tế quá trình chuyển đổi đã diễn ra liên tục từ một trung tâm logistics truyền thống thành trung tâm thế hệ mới với các công nghệ 4.0. Có sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực thương mại điện tử, tiếp theo đó là nhà kho, phân loại và xử lý đơn hàng,… Rất nhiều công ty đã nắm bắt cơ hội đầu tư cho hệ thống kho vận chất lượng cao, chẳng hạn như trung tâm logistic có cung cấp dịch vụ vận chuyển, phân phối hàng hoá, dropshipping.
Việc áp dụng công nghệ tầm cao diễn ra chủ yếu tại 2 dạng trung tâm logistics chính: Trung tâm logistics quốc tế, và Cảng cạn, nơi áp dụng Trí tuệ nhận tạo (AI), công nghệ kết nối 4.0 và trung tâm logistics cho nông nghiệp.
Gần đây, tập đoàn T&T đã quyết đinh hợp tác với tập đoàn YCH (Trụ sở tại Singapore) để phát triển một trung tâm logistics quốc tế kết hợp với cảng cạn được gọi là Siêu cảng, áp dụng công nghệ AI và kết nối 4.0. Khi đưa vào vận hành, Siêu cảng sẽ cung cấp toàn bộ giải pháp cho chuỗi cung ứng đến các đơn vị sản xuất tại Việt Nam, bao gồm các công đoạn từ bốc dỡ hàng hoá đến nhà máy và ngược lại. Hàng hoá sau đó được bốc dỡ khỏi container, lưu trữ tại nhà kho và vận chuyển đến khách hàng. Toàn bộ quá trình đảm bảo có thể theo dõi để cải thiện mức độ hiệu quả của ICD.
Tất cả các hoạt động đều sẽ diện ra tại Siêu cảng, bao gồm và giám sát hải quan, thông quan giống như mô hình hoạt động từ các cảng đến ICD, công nghệ kết nối 4.0 sẽ có vai trò kết nối như thiết bị bay không người lái đếm hàng, cải thiện quá trình kiểm hàng.
Ngoài ra các phương tiện điều hướng tự động (AGV) sẽ được sử dụng bên trong các nhà kho để chất hoặc bốc dỡ hàng hoá hoàn toàn tự động mà không cần phải dựa trên sức người.
Chu Lai logistics đang dần hoàn thiện hệ thống vận hành theo mô hình “vận chuyển – vận tải thông minh” để đảm bảo đồng bộ hoá với hệ thống quản trị kỹ thuật số trong lĩnh vực sản xuất phương tiện vận tải, thương mại điện tử để bắt nhịp kịp thời với các xu hướng mới.
Với tầm nhìn trở thành trung tâm logistics hàng đầu tại miền Trung, cung cấp các dịch vụ logistics toàn diện với phương án tối ưu và chi phí hợp lý đến các khách hàng. Trong năm 2019, Thaco đã đầu dư nghiên cứu đa dạng giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và phần phối.
Từ đây phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao tại miền Trung Việt Nam, Tây Nguyên, Lào và Campuchia. Ngoài ra để hoàn thiện giá trị của chuỗi, Chu Lai Logistics đã phát triển các dịch vụ vận tải thường và vận tải lạnh cho nông sản cho việc xuất khẩu hoa quả trong ngắn hạn.