Xu hướng địa phương hoá nguồn hàng của các doanh nghiệp

31.12.2021

Quá trình địa phương hoá nguồn hàng diễn ra chậm hơn dự kiến nhưng hiện tại đang ghi nhận mức tăng trưởng nóng khi các đơn vị forwarder tại Châu Âu đang mở rộng sang phía động.

Như một đơn vị dịch vụ hàng hoá có trụ sở tại Frankfurt cho biết họ đang có kế hoạch mở thêm chi nhánh tại Đông Âu vào năm sau, cụ thể “Chúng tôi đã có một văn phòng tại Ba Lan và đang có nhu cầu mở rộng ra các quốc gia lân cận”, mục đích chính mà doanh nghiệp này mở rộng thêm chi nhánh là do các khách hàng của forwarder.

Theo ông Jo Feiks, giám đốc từ đơn vị vận tải hàng không trụ sở tại Vienna, Áo bổ sung thêm: “Trong số các đơn vị sản xuất Châu Âu đã cho thấy những dấu hiệu chuyển đổi đơn vị cung cấp tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu, bao gồm cả kế hoạch để mở rộng các nhà máy bán dẫn có sẵn hoặc xây mới tại Châu Âu, nhưng sẽ cần thêm thời gian. Có thể đến năm 2023 hoặc 2024 mới thực hiện được”.

Một số hãng thời trang lớn cũng lên kế hoạch rời khỏi châu Á, chẳng hạn như Benetton đã chuyển 10% tổng lượng hàng hoá đầu ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh trong năm nay và dự địch giảm một nửa sản lượng ở Châu Á đến cuối năm sau. Đơn vị này đang muốn sản xuất gần phía Đông Nam Châu Âu và Bắc Mỹ.

Ở một số quốc gia như Việt Nam và Bangladesh có chi phí sản xuất thấp nhưng chi phí vận chuyển cao, bao gồm: chí phí container tàu biển lưu giữ quá hạn và ngay cả chi phí vận chuyển mặt đất. Ở rất nhiều đơn vị đã ghi nhận không đạt mục tiêu kinh doanh do các sự gián đoạn. 

Việc chọn nguồn hàng ngay tại Đông Âu hoặc Địa Trung Hải sẽ lảm giảm đáng kể độ trễ trong khi vận chuyển chi phí hiện tại để vận chuyển từ Châu Á sang Châu Âu đã tăng gần gấp đôi. 

Sự thay đổi này không chỉ nhắm đến quy trình sản xuất ngắn hơn và các kế hoạch theo chu kỳ, mà còn giúp cho các công ty tiếp cận thị trường Châu Âu nhanh hơn khi có vấn đề phát sinh.

Với những nhà sản xuất và bán lẻ, việc về gần các thị trường lớn đã được nhấn mạnh ở một số thời điểm, bắt đầu từ khi cuộc thương chiến với Trung Quốc diễn ra dưới thời tổng thóng Trump. Theo một báo cáo về các đơn vị sản xuất của Hoa Kỳ của đơn vị cung cấp nền tảng chuỗi cung ứng Thomas chỉ ra trong năm nay có đến 83% thích hoặc cực kỳ ưa thích về chuyển vị trí tìm nguồn hàng, tăng đáng kể từ 54% trong tháng 3 năm 2020.

“Chúng tôi ghi nhận được mối quan tâm lớn dịch chuyển đến Mỹ Latinh nhất là trong ngành công nghệ cao” theo ông Robert Villmizar, Giám đốc phát triển tuyến của DHL Global Forwarding tại khu vực Hoa Kỳ - Mỹ Latinh.

Mexico là lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều doanh nghiệp, nhưng Panama, Puerto Rico và Costa Rica cũng đều nhận được rất nhiều sự quan tậm.

Các nhà quan sát cũng lưu ý rằng việc tìm nguồn hàng ở khu vực khác là chuyện nhất thời. Theo nghiên cứu từ MacKinsey đã giải thích điều này trong cuộc khảo sát từ tháng 5/2020 và năm sau để đánh giá kế hoạch các công ty trong việc cải thiện năng lực chuỗi cung ứng trước Covid-19.

Kết quả là 38% số đoanh nghiệp phản hồi trong cuộc khảo sát đầu tiện có kế hoạch địa phương hoá chuỗi cung ứng trong khi chỉ có 27% ở cuộc khảo sát thứ 2 đã thực hiện điều này. Các doanh nghiệp thích ứng bằng cách tăng số lượng hàng dự trữ nhiều hơn kế hoạch vào mùa xuân năm 2020.

Mặc dù vậy, có đến 90% các doanh nghiệp trong báo cáo thứ 2 có kế hoạch địa phương hoá trong vòng 3 năm sắp tới.

Nguồn: Theloadstar

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS