Vai trò, mục tiêu của logistics và những vấn đề đặt ra

07.03.2023

Logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Mục tiêu phát triển của ngành trong năm 2025 ở mức rất cao với nhiều chỉ tiêu được đặt ra. Để đạt được các mục tiêu đó, song song, chúng ta cũng cần giải quyết được các vấn đề cấp bách trước mắt.

Như vậy dòng hàng mới thực sự “khơi thông”.

Tổng quan nền kinh tế Việt Nam?

Việt Nam là một đất nước có gần 100 triệu dân với khoảng 25 triệu hộ gia đình.

Cả nước có khoảng 1 triệu doanh nghiệp. Trong đó có khoảng 

- Gần 23 nghìn doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài)

- 15.000 hợp tác xã

- Gần 5,1 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp

- 24.000 trang trại nông lâm thủy sản

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta có quy mô khoảng 700 tỷ USD, với thị trường nhập khẩu lên đến 200 Quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam đang tham gia khoảng 15 Hiệp định tự do (FTA)

Trên phương diện xã hội, chúng ta có:

- 15.4 nghìn trường mẫu giáo

- 26,2 nghìn trường phổ thông

- 242 trường đại học

- 3.000 cơ sở giao dục nghề nghiệp

- 14.000 cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập

Hàng năm, chúng ta có hàng chục triệu khách Quốc tế tới Việt Nam và có hàng triệu người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, …

Đây chính là cơ sở quan trọng để phát triển một nền kinh tế sôi động, với xương sống là ngành Logistics trung chuyển hàng hóa.

Vai trò của ngành Logistics?

Trước đây, ở thời bao cấp, Nhà nước quản lý các kết nối cả ở đầu vào, đầu ra. Ngày này, khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều dịch vụ của chúng ta vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả. 

Chuyển sang mô hình kinh tế mới, chúng ta mở cửa và hội nhập ngày một sâu rộng với thế giới mở ra một nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi phải có sự kết nối chặt chẽ về nhiều mặt. Muốn có được sự kết nối này, xương sống đó chính là các dịch vụ Logistics.

Thông qua các hoạt động Logistics, tính chuyên nghiệp của dịch vụ được gia tăng.

Các doanh nghiệp Logistics thông qua phát triển dịch vụ sẽ giúp nền kinh tế tiết kiệm được nhiều chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh. Các đơn vị sản xuất – kinh doanh có điều kiện tập trung hơn vào các hoạt động của doanh nghiệp từ đó giúp cho các hoạt động cốt lõi, tạo ra giá trị kinh tế hiệu quả, hiệu suất hơn. Chúng ta sẽ đạt được hiệu quả kép trong kinh tế - xã hội.

Mục tiêu của ngành Logistics cho tới năm 2025?

Trong kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Ngành Logistics cần đảm bảo về các chỉ tiêu:

* Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GDP đạt 5-6% (Đây là 1 tỷ trọng rất cao, sẽ cao thứ 6 trong 21 ngành)

Nhiều ý kiến cho rằng đây là tỷ lệ của năm 2022. Tỷ lệ này còn cách mục tiêu năm 2025 tới 3 năm. Đến lúc đó tỷ trọng các ngành có thể thay đổi (cao lên hoặc thấp đi). Thứ hạng của ngành Logistics có thể thay đổi không còn ở vị trí kỳ vọng đó nữa. Tuy nhiên, nên nhớ Logistics được tích hợp từ sự phát triển của nhiều ngành, các ngành thay đổi khiến cho Logistics cũng thay đổi theo để đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường. Đó là sự biến thiện đồng nhịp. Nhưng dù sao đây cũng là một mục tiêu với kỳ vọng cao.

* Tốc độ tăng logistics theo mục tiêu đến năm 2025 đạt 15-20%

Đây là một mục tiêu cũng rất cao, thậm chí nó đang cao gấp đôi/gấp ba so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn 2021 – 2025 (ước tính 6,5 – 7%). Mức tăng trưởng này gần như là cao nhất và khó có ngành nào trong 21 ngành kinh tế đạt được.

* Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics theo mục tiêu đến năm 2025 đạt 50-60%

Đây là một định hướng cần thiết, chúng ta kỳ vọng ở mức 50 – 60% là hợp lý, thậm chí là còn thấp.

* Giảm chi phí logistics xuống tương ứng 16-20% GDP

Chi phí Logistics của Việt Nam thuộc loại cao so với mặt bằng chung của khu vực lẫn thế giới. Điều này gây ảnh hưởng chung đến sức cạnh tranh của ngành và nền kinh tế Quốc gia. Chúng ta không những chỉ cần tăng trưởng cao mà còn phải chú ý vào việc giảm giá thành, giảm giá dịch vụ, tăng GDP chung của cả nước.

* Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên

Khi các chỉ tiêu nói trên đạt được, đương nhiên năng lực về Logistics của Việt Nam sẽ có sự cải tiến đáng kể.

Trên đây là nhận định từ các chuyên gia về vai trò, mục tiêu của Logistics và những vấn đề đặt ra. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS.

(Bài viết được tổng hợp từ báo VnEconomy).

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS