Cùng tìm hiểu về vai trò dịch vụ Logistics trong việc phát triển nền kinh tế hàng hóa thông qua bài viết phân tích dưới đây.
Khảo sát của Viện nghiên cứu Logistics Hòa Kỳ cho thấy: chi phí hoạt động Logistics đang chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nền kinh tế của các Quốc gia, cụ thể:
- Các nước đang phát triển chiếm khoảng từ 15 – 20% GDP
- Các nước phát triển chiếm khoảng từ 10 – 13% GDP
Mức tăng trưởng của dịch vụ Logistics cũng khá cao, đặc biệt ở Trung Quốc là 33%/năm và Brasil là 20%/năm.
Những con số trên đã thể hiện phần nào vị thế và tầm quan trọng của các dịch vụ Logistics trong sự phát triển kinh tế các nước.
Dịch vụ Logistics đóng vai trò như cầu nối, gắn liền các điểm nút trong hệ thống kinh tế Quốc gia chung. Sự tăng hay giảm giá các dịch vụ Logistics sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu từ sản xuất, phân phối, giá cả hàng hóa của thị trường.
Như đã phân tích ở trên, phát triển các dịch vụ Logistics ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế chung của Quốc gia. Không chỉ trong phạm vi một Quốc gia mà còn liên quan đến Quốc tế.
Nhờ các dịch vụ Logistics, các hoạt động sản xuất – kinh doanh được mở rộng ra ngoài thế giới nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nhờ việc kết nối, liên thông và kết hợp đa phương thức loại hình vận chuyển, dịch vụ Logistics đáp ứng được nhu cầu giao nhận Quốc tế thuận tiện, đúng cam kết.
Theo một thống kế cho thấy, chi phí dịch vụ Logistics có thể chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các Quốc gia phát triển. Thậm chí ở những nước không có đường bở biển, chí phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu.
Hoàn thiện và phát triển các dịch vụ Logistics tối ưu giúp chi phí chung cho hàng hóa. Hàng hóa được vận chuyển với số lượng lớn với chi phí tiết kiệm hơn. Điều này ảnh hướng trực tiếp đến giá bán sản phẩm.
Giá càng rẻ - kích thích lượng mua càng cao, hoạt động vận tải hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, tất cả các điều đó là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế chung.
Cùng với sự hội nhập Quốc tế, quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa có thể diễn ra ở nhiều Quốc gia khác nhau. Một sản phẩm có thể được sản xuất ở nhiều Quốc gia hay tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới.
Chính điều này khiến cho dịch vụ Logistics cần phải phát triển ngày càng đa dạng và phong phú để đáp ứng các yêu cầu thực tế của khách hàng.
Cũng chính từ sự phát triển của dịch vụ Logistics đã góp phần vào việc nâng cao tầm quan trọng của các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung.
Nhờ việc sử dụng các dịch vụ Logistics, doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian hàng hóa được giao tới khách hàng xuống hơn 50% (từ 5 – 6 tháng trước kia nay chỉ còn 2 tháng).
Ngành dịch vụ này cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ 2 – 3 lần so với các lĩnh vực khác (sản xuất, ngoại thường).
Hoạt động kinh doanh xuyên biến giới luôn gắn liền với nhiều loại giấy tờ và chứng từ. Ước tính của Liên Hợp Quốc cho thấy, chi phí giấy tờ có liên quan để thực hiện các giao dịch thương mại Quốc tế vượt quá 420 tỷ USD/mỗi năm. Chi phí này chiếm tới 10% kim ngạch mậu dịch Quốc tế và ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh xuyen biên giới.
Việc phát triển các dịch vụ Logistics trọn gói đã giúp giảm thiểu các loại giấy tờ, chứng từ cần chuẩn bị trong các hợp đồng ngoại thương Quốc tế. Nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục bị loại bỏ, các cơ quan đã tiến hành nâng cấp, chuẩn hóa chừng từ, giảm bớt quy trình khai thác, lưu thông hàng hóa
Bên cạnh đó, các dịch vụ Logistics đang phát triển theo hướng “điện tử hóa” tạo ra bước nhảy vọt trong sự phát triển của các dịch vận tải nói riêng và Logistics nói chung. Hàng hóa ngày càng được lưu thông một cách nhanh chóng hơn. Khoảng cách giữa các Quốc gia dường như được thu ngắn lại nhờ các dịch vụ Logistics.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vai trò dịch vụ Logistics. Nếu cần thêm những tư vấn về kiến thức Logistics nói chung hay các dịch vụ Logistics nói riêng, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.