Tuân thủ các quy định về An ninh Hàng không

12.04.2024

Trong mỗi chuyến bay, an ninh hàng không luôn là ưu tiên hàng đầu. Trước, trong và sau chuyến bay, lực lượng an ninh hàng không phải làm việc để đảm bảo rằng hành khách và hàng hóa được kiểm soát an toàn. Vậy an ninh hàng không là gì? Những trường hợp nào vi phạm quy định an ninh hàng không? Theo dõi ngay những thông tin về an ninh hàng không được ALS tổng hợp ngay sau đây. 

I. An ninh hàng không là gì? 

Khái niệm an ninh hàng không đã được quy định rõ ràng tại Khoản 1 Điều 190 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. Theo đó:

An ninh hàng không bao gồm việc sử dụng các biện pháp, nguồn nhân lực và trang thiết bị để ngăn chặn, phòng ngừa và đối phó với các hành vi bất hợp pháp hoặc hành vi có dấu hiệu nguy hiểm làm ảnh hưởng đến hoạt động của hàng không. Mục tiêu chính là bảo vệ an toàn cho hành khách, tàu bay, nhân viên hàng không và những người dưới mặt đất.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều áp dụng các quy định vô cùng nghiêm ngặt trong lĩnh vực an ninh hàng không. Đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia, liên quan chặt chẽ đến nhiệm vụ bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Từ con người đến vật chất, đặc biệt là tàu bay đều được giám sát một cách nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động tại sân bay.

Các tổ chức an ninh hàng không được tổ chức một cách bài bản, với các quy trình tuyển dụng và đào tạo nghiêm ngặt. Lực lượng an ninh cần liên tục có mặt tại mọi cảng hàng không để kịp thời ngăn chặn và ứng phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra.

II. Nhân viên an ninh hàng không có nhiệm vụ, chức năng như thế nào? 

Nhân viên an ninh hàng không có nhiệm vụ cụ thể: 

  • Kiểm tra và giám sát, đảm bảo an ninh hàng không ở những khu vực hạn chế tại sân bay và cảng hàng không. 
  • Kiểm soát, bảo vệ các vật tư cũng như trang thiết bị an ninh tại các khu vực công cộng trong cảng hàng không và sân bay.
  • Có trách nhiệm kiểm tra, canh gác ở các vùng mà cảng hàng không và sân bay đang hoạt động. 
  • Bảo đảm an ninh trên các chuyến bay bằng cách tiến hành kiểm tra an ninh trước khi hành khách lên máy bay và giám sát quá trình lên xuống tàu bay.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến an ninh hàng không theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách và nhân viên.

III. An ninh hàng không thuộc lực lượng nào? 

Lực lượng an ninh sân bay tại Việt Nam do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý. Tính đến tháng 2-2022, có khoảng 3.700 nhân viên an ninh hoạt động tại các sân bay, chia thành 03 nhóm chính:

  • Nhóm kiểm soát an ninh: Công việc chính là giám sát an ninh tại các khu vực hạn chế của sân bay và đảm bảo an toàn cho tất cả cơ sở vật chất tại đó. Đồng thời không cho phép các đối tượng không phận sự  tiếp cận các khu vực này.
  • Nhóm soi chiếu an ninh: Nhân viên thuộc nhóm này làm nhiệm vụ kiểm tra hành lý và hàng hoá của hành khách bằng cách sử dụng các thiết bị soi chiếu. Nhiệm vụ chính là phát hiện và ngăn chặn các vật phẩm nguy hiểm hoặc đe dọa an ninh sân bay.
  • Nhóm an ninh cơ động: Nhóm nhân viên trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát và bảo vệ an ninh tại sân bay. Công việc chính bao gồm phòng ngừa và xử lý kịp thời các tình huống bất thường và vi phạm an ninh hàng không.

IV. Những trường hợp vi phạm an ninh hàng không? 

Thời gian cấm bay

Các trường hợp vi phạm

Cấm bay 3 – 12 tháng

1. Gây rối trong máy bay

2. Sử dụng các loại giấy tờ giả mạo để đi máy bay

3. Vi phạm trật tự công cộng tại sân bay

4. Cung cấp thông tin sai về bom, mìn, vũ khí sinh học, ...

5. Không tuân thủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính

6. Phát ngôn đe dọa sử dụng bom hoặc vũ khí trong khu vực sân bay

Cấm bay 12 – 24 tháng

1. Vi phạm sau khi đã bị cấm bay từ 3 – 12 tháng

2. Xâm nhập trái phép vào máy bay hoặc sân bay

3. Đưa vật phẩm nguy hiểm vào máy bay hoặc sân bay

4. Cung cấp thông tin sai gây uy hiếp an toàn

5. Vi phạm pháp luật gây uy hiếp đến an toàn khai thác

Cấm bay vĩnh viễn

1. Vi phạm sau khi đã bị cấm bay từ 12 – 24 tháng

2. Bắt giữ con tin trong máy bay hoặc sân bay

3. Chiếm đoạt máy bay trái phép

4. Sử dụng máy bay như vũ khí

5. Gây bạo loạn tại sân bay

Việc tuân thủ các quy định về an ninh hàng không không chỉ là trách nhiệm của các nhân viên an ninh mà còn là nghĩa vụ của mỗi hành khách. 

Nguồn: https://spirit.vietnamairlines.com/quy-dinh-moi/tuan-thu-cac-quy-dinh-ve-an-ninh-hang-khong.html 

V. Tìm hiểu khóa học đào tạo an ninh Hàng không dành cho giám sát viên an ninh nội bộ tại ALS

Trung tâm đào tạo ALS là cơ sở đào tạo nhân viên hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép đào tạo từ năm 2016. Chúng tôi đã cung cấp hàng nghìn khóa học chuyên môn nghiệp vụ hàng không theo tiêu chuẩn IATA và Cục Hàng không Việt Nam. Tại đây học viên được trải nghiệm đào tạo chuyên nghiệp nhất về các khóa chuyên môn nghiệp vụ hàng không, trong đó bao gồm các khóa đào tạo kiến thức an ninh hàng không.

Mong rằng các chia sẻ của ALS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về an ninh hàng không và tuân thủ các quy định về an ninh hàng không trong các chuyến bay của mình. 

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS