Trung Quốc muốn những gã khổng lồ hậu cần “cây nhà lá vườn” đối đầu với FedEx và UPS

24.11.2022

Với mức phí ship hàng từ Trung Quốc đến Mỹ hay tại khu vực châu Á như Việt Nam thậm chí còn rẻ hơn chi phí ship hàng trong nước đã thể hiện rõ tham vọng cùng chiến lược tầm cỡ của Trung Quốc hiện nay.

Cũng trong đầu tháng này, nền tảng xã hội của Trung Quốc TikTok đã bắt đầu chiến lược tuyển dụng cũng như xây dựng mạng lưới hậu cần cùng hệ thống kho bãi tại Mỹ. Với những vị trí tuyển dụng sẽ được sắp xếp làm việc tại các trung tâm toàn cầu tại Seattle và Los Angeles với mục đích chính là cung cấp trực tiếp cho những dự án thương mại điện tử.

Theo trang tin Quartz, TikTok - ứng dụng toàn cầu thực sự đầu tiên của Trung Quốc thực chất chỉ là một phần của viễn cảnh lớn hơn. Bởi lẽ, Bắc Kinh đang không ngừng thúc đẩy mạnh mẽ để biến Trung Quốc trở thành một “siêu cường hậu cần” và đẩy mạnh những công ty tư nhân như TikTok để hỗ trợ đạt được mục tiêu đó.

Đặc biệt khi những “gã khổng lồ” đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ tại Trung Quốc hiện nay đã tích cực tham gia vào hệ thống phân phối, giao hàng, … để từng bước đặt nền móng cho một sự thay đổi lớn mang tính tầm cỡ và chiến lược trong ngành hậu cần toàn cầu như hiện nay. Do đó, ngoài mạng xã hội TikTok thì nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein của quốc gia này cũng đang xây dựng kế hoạch về những trung tâm Logistics hàng đầu tại Hoa Kỳ.

Đi cùng xu hướng đó, những công ty hậu cần lớn tại Trung Quốc như Cainiao của Alibaba, chi nhánh giao hàng JD Logistics của nhà bán lẻ JD.com và công ty chuyển phát nhanh toàn cầu SF Express đã và đang không ngừng “chiến đấu” để từng bước mở rộng thêm thị phần trên quy mô toàn cầu hiện nay. Vào năm 2021, Trung Quốc đã thành công xây dựng một Tập đoàn hậu cần nhà nước với số vốn đầu tư lên đến 30 tỷ nhân dân tệ với mục tiêu phát triển để trở thành một “nhà tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Mặc dù trong bối cảnh thương mại toàn cầu hóa đang có sự gián đoạn do vấn đề đại dịch nên chính sự phát triển này đã không ngừng xác định rõ ràng vị thế cũng như tầm quan trọng của chuỗi cung ứng linh hoạt và mạng lưới hậu. Hơn nữa, khi Mỹ cùng nhiều nước đồng minh đã tăng cường nỗ lực để có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc về cả hàng hóa cũng như công nghệ. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng đã xây dựng chiến lược quốc gia của Bắc Kinh hiện nay là giảm thiểu nhanh chóng vào sự đầu tư nước ngoài trong khi tối đa hóa sự phụ thuộc toàn cầu vào Trung Quốc.

Hiện nay, Logistics đang là lĩnh vực mới nhất mà Trung Quốc đang đẩy mạnh áp dụng những chiến lược tập trung vào các công nghệ mới trong lĩnh vực hậu cần hiện đại như robot và phân tích dữ liệu công suất cao – điều này sẽ góp phần lớn mạnh vào việc tăng cường vị thế cạnh tranh của Trung Quốc so với nhiều những công ty truyền thống.

Xây dựng mạng lưới hậu cần toàn cầu

Khi giá trị cốt lõi của logistics đưa hàng hoá đến chính xác địa điểm theo yêu cầu, nhưng với quy mô rộng lớn, mang tính toàn cầu, logistics trở thành “mạch máu lưu thông” của mọi quốc gia hiện nay. Do đó, Trung Quốc cũng như các quốc gia lớn mạnh như Mỹ đã tập trung vào Logistics và coi chúng như một lĩnh vực chiến lược với tầm quan trọng làm nền tảng cho hiệu quả cùng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Để hiện thực hoá mục tiêu, Bắc Kinh đã nhắm đến xây dựng một hệ thống theo cách họ gọi là” Hệ thống lưu thông hiện đại” bao gồm các luồng thương mại, tài chính, vận tải, hàng hoá.

Trong hoạt động của dòng tài chính bao gồm: đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, sự thay thế của Trung Quốc cho Swift, mạng thanh toán toàn cầu. Đặc biệt, đối với những luồng thương mại và hàng hóa, Bắc Kinh đã không ngừng phát triển và đưa ra những tầm nhìn mang tính chiến lược về việc xây dựng một mạng lưới hậu cần toàn cầu do Trung Quốc định hình. Chính điều này là tiền đề để hứa hẹn về mức chi phí tối ưu hơn, dễ dàng kiểm soát khi vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó, mang lại cho Trung Quốc sức ảnh hưởng cao hơn đối với luồng thương mại toàn cầu.

Một trong những chỉ số của sự tiến bộ chính là tổng chi tiêu cho hậu cần của Trung Quốc chính là một phần trong tổng sản phẩm quốc nội tại quốc gia này. Bắc Kinh thường viện dẫn chi phí hậu cần tương đối cao chính là một lý do để thúc đẩy sự nâng cấp ngành hậu cần.

Trung Quốc đã không ngừng cải thiện đáng kể trong vài năm gần đây chính là khi số lượng kho hàng tại nước ngoài mà quốc gia này hoạt động thông qua chính những nhà xuất khẩu hay những công ty thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng có chiều hướng tăng lên đáng kể. Theo số liệu đã được chứng minh do Chính phủ Trung Quốc đưa ra là: hơn 2000 kho hàng, tăng từ dưới 100 kho vào năm 2015. Do đó, với mạng lưới kho hàng trên toàn cầu do các công ty của Trung Quốc vận hành sẽ giảm tải mức chi phí cũng như tăng tốc độ giao hàng.

Ngoài mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, nước này còn nhắm đến việc phát triển các công ty hậu cần “cây nhà lá vườn” có đủ sức cạnh tranh với các đơn vị toàn cầu. Dẫu điều này vẫn chưa thành hiện thực.

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng không ngừng đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng tại những hệ thống kho được mạnh mẽ để nâng tầng cạnh tranh trên toàn cầu – tuy nhiên, đây là một vấn đề đang gặp phải nhiều khó khăn mà chưa thể trở thành hiện thực vào thời điểm hiện tại.

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đã có thể tiếp cận tới hơn 220 quốc gia và khu vực khác nhau, nhưng vấn đề là vẫn chưa có những doanh nghiệp sở hữu Logistics có năng lực vận chuyển mang tính toàn cầu như UPS, FedEx, DHL – điều này sẽ được hứa hẹn trong tương lai gần chắc chắn sẽ có sự thay đổi tích cực.

Liệu công ty nào có thể trở thành “Amazon của Trung Quốc”?

Có thể dễ dàng nhận thấy, một đơn vị dù mới nổi nhưng vô cùng đáng gờm hiện nay là Cainiao, chi nhánh hậu cần của Alibaba, đã và đang được các nhà phân tích Trung Quốc đưa ra so sánh với cả Amazon và Flexport, công ty giao nhận và môi giới vận chuyển hỗ trợ công nghệ.

Mặc dù Cainiao mới bắt đầu hoạt động vào năm 2013, chủ yếu tập trung vào phần mềm, chỉ cung cấp nền tảng thông tin hậu cần kết nối năng lực giao hàng của nhiều đối tác hậu cần, bao gồm FedEx và UPS. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, Cainiao đã không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, vật chất cũng như xây dựng hệ thống mạng lưới nhà kho, trung tâm phân phối điều chuyển, trạm đón và trả khách, trung tâm hậu cần tích hợp, … bao gồm tại Bỉ và một phần nhỏ tại Malaysia. Với những nền tảng này đã không ngừng củng cố và hỗ trợ tối ưu hệ thống tự động và phần mềm độc quyền của Cainiao hiện nay.

Chính chiến lược mang tầm vĩ mô đó đã mang lại những hiệu quả xứng tầm, cụ thể theo Dữ liệu của Cainiao với mức giao hàng trung bình hàng ngày 4,5 triệu gói hàng xuyên biên giới và quốc tế trong năm FY2022 – đây chính là một “con số biết nói” đủ thấy sự cạnh tranh trực tiếp với những gã khổng lồ hậu cần nổi tiếng như FedEx và UPS.

Với phát ngôn của Cainiao, mặc dù công ty không tự mình phân phối số lượng lớn các gói hàng này, nhưng đây chính là “đầu mối liên hệ chính” và có “khả năng hiển thị đầy đủ” về luồng bưu kiện thể hiện quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng toàn diện nhất.

Thương mại điện tử không ngừng thúc đẩy hoạt động Logistics

Khi TikTok đã có kế hoạch xây dựng một “hệ thống thực hiện thương mại điện tử quốc tế” sẽ bao gồm các kho hàng và trung tâm và được thực hiện sản phẩm tại Mỹ để tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc – điều này sẽ bao gồm mọi mặt hàng khác nhau từ tinh thể thạch anh, mỹ phẩm, … cũng như hỗ trợ tối ưu khâu đổi trả sản phẩm được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cũng theo Rui Ma -  một nhà phân tích công nghệ và nhà đầu tư cho biết: “Các công ty Trung Quốc có cơ hội thực sự nâng cấp trải nghiệm khách hàng và họ sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với các đối thủ Mỹ”.

Điều này mang lại một ý nghĩa quan trọng đối với TikTok khi mang lại doanh thu tăng cao nhanh chóng. Do đó, sự thành công ở nước ngoài của một công ty thương mại điện tử như TikTok cũng là yếu tố giúp Chính phủ Trung Quốc có điều kiện cần và đủ để theo đuổi tham vọng về lĩnh vực hậu cần toàn cầu.

Trong kế hoạch 5 năm mới nhất về phát triển thương mại điện tử đã được Trung Quốc công bố vào tháng 11 năm 2021, Bộ Thương mại tại quốc gia này cũng lưu ý “bằng cách ra nước ngoài, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã đẩy nhanh sự phát triển toàn cầu của ngành hậu cần, thanh toán di động và các lĩnh vực khác”.

Source: https://vneconomy.vn/techconnect/trung-quoc-muon-nhung-ga-khong-lo-hau-can-cay-nha-la-vuon-doi-dau-voi-fedex-va-ups.htm
 

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS