Top sân bay lớn nhất Trung Quốc phục vụ hành khách và hàng hóa

23.10.2024

Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới do đó nhu cầu đi lại bằng máy bay là rất lớn dẫn đến việc sở hữu số lượng sân bay lớn nhất là điều tất yếu. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 200 sân bay đang hoạt động càng khẳng định số lượng phục vụ từng năm là con số không hề nhỏ. Vậy có những với những Top sân bay lớn nhất Trung Quốc nào đang được quan tâm hiện nay sẽ nhanh chóng được tổng hợp và cập nhật ngay dưới bài viết sau đây. 

I. Top 5 Danh sách sân bay tấp nập nhất Trung Quốc

1. Sân bay thủ đô Bắc Kinh

Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh (PEK) được mở cửa vào ngày 02/03/1958 và nằm cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 20km về phía Bắc. Đây cũng là một trong Top sân bay lớn nhất Trung Quốc, nhộn nhịp và bận rộn thứ 2 tại châu Á và xếp thứ 14 trên toàn thế giới.

Với số liệu phục vụ khách hàng qua các năm ngay dưới đây chính là minh chứng cụ thể cho Top đầu sân bay lớn nhất Trung Quốc hiện nay, cụ thể: Năm  2005: 33.143.000; Năm 2009: 65.329.851 với 488.495 lượt chuyến; Năm 2010: 73.800.000; Năm 2013: 83.700.000; Năm 2015: 89.900.000

Sân bay thủ đô Bắc Kinh cũng là điểm trung chuyển của các hãng hàng không như China Southern Airlines, Hainan Airlines và là trụ sở chính của Air China. Hiện tại, sân bay thủ đô Bắc Kinh có 3 đường băng và 3 nhà ga hành khách:

  • Nhà ga 1 (Terminal 1): mở cửa ngày 20/9/2004, phục vụ các tuyến quốc nội và Hongkong, Macau.
  • Nhà ga 2 (Terminal 2): có thể phục vụ 20 máy bay đồng thời.
  • Nhà ga 3 (Terminal 3): hoàn thành năm 2007 với diện tích 900.000 m².

Về hàng hóa

Sân bay quốc tế Bắc Kinh Vận chuyển hàng hóa được phục vụ bởi hơn 100 hãng hàng không từ khắp nơi trên thế giới. Các công ty giao nhận như Air China Cargo, DHL Aviation, FedEx Express và Lufthansa Cargo hoạt động tại cảng.

Sân bay quốc tế Bắc Kinh có bốn nhà chứa máy bay. Cơ sở này được phân loại là cơ sở 4F, có nghĩa là có khả năng xử lý thiết bị thân rộng.

Sân bay vận chuyển hàng hóa này xử lý hơn 2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm (40 năm trước, con số này chỉ là 34.000 tấn).

2. Sân bay Phố Đông Thượng Hải

Sân bay Phố Đông Thượng Hải (PVG) chính thức mở cửa ngày 01/10/1999, thay thế sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải. Với vị trí nằm ở phía Đông thành phố - đây là sân bay chính phục vụ Thượng Hải.

Với lượng khách phục vụ lớn thứ 2 Trung Quốc và thứ 20 thế giới cụ thể như: Năm 2010: 40 triệu lượt khách; Năm 2015: 60 triệu lượt; Công suất hiện tại: 80 triệu lượt/năm càng khẳng định tiềm lực của Sân bay Phố Đông Thượng Hải. Sân bay này đang phục vụ hơn 85 hãng với gần 200 điểm đến trên toàn cầu. Cùng các dịch vụ tiện ích đi kèm bao gồm WiFi miễn phí, spa, thu đổi ngoại tệ, thực phẩm, đồ uống, quầy thông tin, khu vui chơi trẻ em, mua sắm và hệ thống kết nối giao thông thuận tiện với xe buýt, taxi, xe khách đường dài,… tiện ích cho khách hàng.

Cơ sở hạ tầng tại Sân bay Phố Đông Thượng Hải (PVG) có 3 đường băng và 2 nhà ga bao gồm: Nhà ga T1: 28 cổng, sức chứa 20 triệu hành khách/năm; Nhà ga T2: Kết nối với T1 bằng xe đưa đón miễn phí, hoạt động từ 6h – 24h hàng ngày.

Về Hàng hóa

Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải là sân bay lớn thứ hai ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong số các cảng hàng hóa lớn nhất thế giới, sân bay Thượng Hải xếp thứ ba.

Sân bay này xử lý hơn 3,1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Đây là một trong những nút tải hàng chính ở Trung Quốc.

Có nhiều công ty giao nhận tại sân bay Thượng Hải, bao gồm DHL Aviation, FedEx Express, Air China Cargo, Lufthansa Cargo, UPS Airlines.

3. Sân bay Bạch Vân Quảng Châu 

Một trong Top sân bay lớn nhất Trung Quốc không thể bỏ qua Sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu là sân bay chính của Quảng Châu, cách trung tâm thành phố khoảng 28km. Đây là sân bay lớn thứ 3 của Trung Quốc và xếp thứ 21 thế giới.

Lượng khách phục vụ tại sân bay Bạch Vân Quảng Châu vào Năm 2009: 37 triệu lượt; Năm 2015: 55 triệu lượt. Với hơn 55 hãng cùng các chuyến bay thẳng tới Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ khiến Bạch Vân Quảng Châu là sân bay có lượng khách tăng đều theo từng năm.

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm 3 đường băng và 2 nhà ga (Terminal 1 và Terminal 2) trong đó:

  • Nhà ga 1: Gồm khu A và khu B, phục vụ các hãng China Southern Airlines, FedEx Express, 9 Air, Hainan Airlines và Shenzhen Airlines.
  • Nhà ga 2: Thiết kế đám mây trắng, thể hiện bản sắc văn hóa địa phương.
  • Các dịch vụ tiện ích đi kèm gồm: Ăn uống, mua sắm, spa, khu vui chơi, y tế, phòng chiếu phim, massage,…

Về hàng hóa

Sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu là sân bay vận chuyển hàng hóa lớn thứ tư tại Trung Quốc. Đây là một trong những sân bay bận rộn nhất ở miền Nam Trung Quốc. Sân bay này xử lý hơn 1,8 triệu tấn hàng hóa.

Cảng quốc tế Bạch Vân Quảng Châu đã hoạt động từ năm 2004.

Các hãng vận chuyển như Air France Cargo, Korean Air Cargo, Lufthansa Cargo và UPS chủ yếu hoạt động tại cảng này.

Quảng Châu cũng là một trung tâm của FedEx tại Châu Á và Thái Bình Dương. Trung tâm này đã khai thác 136 chuyến bay một tuần ngay từ khi thành lập.

4. Sân bay Song Lưu Thành Đô 

Sân bay Song Lưu Thành Đô là sân bay chính ở Thành Đô, Tứ Xuyên, cách trung tâm thành phố 16 km về phía Tây Nam. Đây cũng là sân bay tấp nập nhất Tây Trung Hoa và thứ 4 Trung Quốc về số lượt khách thông hành.

Với hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm 2 đường băng song song và 2 nhà ga hành khách với tổng diện tích 500.000 m², 64 kênh an ninh và 207 quầy check-in.

Dịch vụ tiện ích đi kèm với quầy chuyển tiền, phòng chờ VIP, ngân hàng, ăn uống, mua sắm, giải trí và các dịch vụ chuyên dụng khác.

Kết nối giao thông thuận tiện khi Sân bay được kết nối với Thành Đô bằng đường cao tốc. Hành khách có thể chọn các phương tiện như xe buýt, xe lửa, tàu điện và taxi để di chuyển vào thành phố.

5. Sân bay Bảo An Thâm Quyến 

Sân bay Bảo An Thâm Quyến chính thức được mở cửa vào ngày 12/10/1991 tại quận Bảo An, cách trung tâm thành phố 32km với tổng diện tích 10,8km². Đây cũng là sân bay lớn thứ 3 miền Nam Trung Quốc với những thông tin nổi bật như sau:

  • Cơ sở hạ tầng: Hiện tại chỉ còn 1 nhà ga (Terminal 3) hoạt động cùng với 2 đường băng với tổng chiều dài 1,6 km, với sảnh khởi hành, sảnh đến, khu vực nhận hành lý, phòng chờ và trang thiết bị hiện đại.
  • Lượng khách: Hiện tại, sân bay mở 107 đường bay nội địa và quốc tế, kết nối hơn 80 thành phố trong nước và thế giới.
  • Phương tiện di chuyển: Xe buýt, taxi, phà và xe buýt con thoi. Tàu điện ngầm và xe buýt là phương tiện phổ biến để di chuyển từ sân bay đến trung tâm thành phố.

Về hàng hóa

Sân bay vận chuyển hàng hóa ở Thâm Quyến xử lý hơn 1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Trung tâm hậu cần tại sân bay có diện tích 115.000 m2 và cung cấp dịch vụ lưu trữ hải quan, phân phối hậu cần quốc tế, dịch vụ hải quan cũng như giao hàng tận nơi. Sân bay phục vụ 39 tuyến vận chuyển hàng hóa, kết nối đến 33 điểm đến.

Các công ty giao nhận như UPS Airlines, China Airlines Cargo, China Cargo Airlines cũng như FedEx Express đều hoạt động tại cảng này.

Sân bay này đóng vai trò là trung tâm vận chuyển hàng hóa của UPS ở Châu Á và Thái Bình Dương.

II. Top 10 sân bay hàng đầu tại Trung Quốc đại lục năm 2022, theo lượng hàng hóa thông qua

III. 10 sân bay vận chuyển hàng hóa hàng đầu Châu Á năm 2023

Trung Quốc thống trị bảng xếp hạng, với năm nền tảng trong Top 10, ba trong Top 5 và hai vị trí hàng đầu cho Hồng Kông và Thượng Hải. Năm 2023, điều đáng chú ý là tất cả các sân bay Trung Quốc trong Top 10 đều đang phát triển, trong khi tất cả các sân bay châu Á khác đều ghi nhận sự sụt giảm về lưu lượng hàng hóa. Điều này có thể được giải thích cụ thể bởi sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thời trang nhanh Shein và Temu, những nền tảng đã thúc đẩy lưu lượng hàng không từ Trung Quốc trong nhiều tháng .

Mong rằng với những chia sẻ về Top sân bay lớn nhất Trung Quốc đã được tổng hợp sẽ mang đến cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về các sân bay lớn ở Trung Quốc hiện nay.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS