Sân bay Quốc tế Vinh là cảng hàng không thuộc thành phố Vinh, Nghệ An. Đây là một trong những sân bay có tiềm năng phát triển cực kỳ nhanh chóng, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển kinh tế, du lịch của Nghệ An cũng như các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Vậy cơ sở vật chất hạ tầng của Sân bay Quốc tế Vinh cụ thể như thế nào. Mời quý bạn đọc đồng hành cùng ALS tìm hiểu ngay sau đây.
Sân bay Vinh là một trong những sân bay có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của khu vực Bắc Trung Bộ và là cửa ngõ quan trọng trong đầu mỗi kinh tế giữa Thái Lan, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Sân bay Quốc tế Vinh đã được tỉnh Nghệ An đưa vào khai thác và vận hành theo đúng quy mô và chức năng của nó. Đây được xem là một nước đột phá trong sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế xã hội, du lịch,... của tình Nghệ An. Sau khi được cải tạo và tiến hành nâng cấp, Cảng hàng không Quốc tế Vinh đóng vai trò như một phương tiện trung chuyển hiện đại nhận hàng trăm lượt bay trong và ngoài nước mỗi ngày.
Thông tin chi tiết về sân bay Quốc tế Vinh:
Cảnh hàng không Quốc tế Vinh có đường cất cánh dài 2400m, rộng 45m. Sân có thể đỗ máy bay có diện tích 38.438 m2 cho 7 vị trí khác nhau. Thiết bị dẫn đường bao gồm: hệ thống đèn thèm, đề tiệm cận, đèn giới hạn đường CHC, đèn cánh thềm, đèn lề đường băng và đèn lề đường CHC.
Sân bay Quốc tế Vinh được bố trí hệ thống an ninh an toàn chặt chẽ, ngăn ngừa chống khủng bố cùng các hệ thống như báo cháy, chữa cháy tự động, giám sát an ninh, kiểm tra, đánh giá, sao chép dữ liệu, phục vụ y tế khẩn cấp 24/7.
Được khỏi công vào tháng 4/2014, Cảng hàng không Quốc tế VInh do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư với chi phí lên đến gần 1.200 tỷ đồng, gồm các hạng mục cụ thể như sau: Xây dựng hệ thống nhà ga hàng khách với quy mô lên đến 11.706m2.
Nhà ga gồm có 2 tầng và 4 cửa bay, trong đó tầng 1 là phục vụ khách đến, tầng 2 là phục vụ khách đi.
Các khu vực chức năng để phục vụ hành khách cũng được Sân bay quốc tế vInh bố trí hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu khai thác về an ninh an toàn cũng như kiểm tra các thủ tục nhập cảnh của hành khách đến và đi. Tại đây, quý khách cũng có thể tham gia mua sắm tại các quầy dịch vụ hay các cửa hàng tiện lợi trước khi ra khu vực kiểm tra hải quan.
Ngoài ra, khu vực nhận và quản lý hành lý thất lạc cũng được sân bay Vinh bố trí thuận tiện trên các băng truyền di động để hành khách có thể nhận ngay sau khi xuống máy bay. Nếu bị thất lạc hành lý, quý khách có thể liên hệ cho hải quan, sau khi kiểm tra và xác thực, quý khách có thể nhận lại một cách nhanh chóng.
Theo dantri.com.vn, Dự kiến cần khoảng 5.084 tỷ đồng để giải phóng 115ha mặt bằng xây dựng khu hàng không dân dụng giữa 2 đường cất, hạ cánh thuộc Cảng Hàng không quốc tế Vinh.
Cảng hàng không quốc tế Vinh (Nghệ An) là cảng hàng không cấp 4E theo quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, công suất thiết kế dự kiến đến năm 2030 là 7 triệu hành khách/năm.
Hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Vinh đang khai thác 9 đường bay, 6 hãng hàng không với tần suất bình quân 26-28 chuyến bay/ngày (tương ứng với 52- 56 lượt cất hạ cánh/ngày). Đường cất hạ cánh hiện hữu của Cảng hàng không quốc tế Vinh dài 2.400m, chỉ đáp ứng cho các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương, không tiếp nhận được các loại máy bay thân lớn như A350, B777, B787...
Theo Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ, công suất Cảng hàng không quốc tế Vinh dự kiến đến năm 2030 khoảng 8 triệu hành khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 14 triệu hành khách/năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về tổng quan về Sân bay Quốc tế Vinh. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và thú vị.