Tổng quan về Sân bay Phù Cát (Bình Định)

14.04.2023

Sân bay Phù Cát là một trong những sân bay chất lượng của nước ta, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lẫn du lịch của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Những năm gần đây, sân bay đang phát triển mạnh mẽ với khoảng 1 triệu lượt khách ghé thăm mỗi ngày. Để hiểu thêm về sân bay này, mời quý bạn đọc cùng ALS đến với những thông tin dưới đây.

Hình ảnh: Sân bay Phù Cát tại Bình Định

I. Tổng quan về sân bay Phù Cát

  • Tên đầy đủ: Cảng hàng không Phù Cát
  • Địa chỉ: Xã Cát Tân, Huyện Phù Cát, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  • Mã quốc gia: +84
  • Mã Sân bay: UIH
  • Điện thoại: 0256 3537 500
  • Số nhà ga: 1
  • Giờ GMT: +7

Sân bay Phù Cát là cảng hàng không hỗn hợp, đây là mô hình kết hợp giữa hàng không dân dụng và hàng không quân sự. Đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, Sân bay Quốc tế Phù Cát còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định thông qua việc đón tiếp khách du lịch và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Hình ảnh: Sân bay Phù Cát đón nhận nhiều lượt khách đến và đi mỗi năm

Hiện tại, Cảng hàng không Phù Cát đang đón nhận hơn 1 triệu khách ghé thăm mỗi năm, mức độ nhộn nhịp chỉ đứng sau cảng hàng không Đà Nẵng và cảng hàng không Cam Ranh trong cùng khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

II. Lịch sử hình thành sân bay Phù Cát

Trước đây, sân bay Phù Cát có tên là sân bay Gò Quánh và được xây dựng vào năm 1966 với mục đích chính là làm căn cứ quân sự của Không quân Việt Nam Cộng hòa trong những năm tháng chiến tranh lịch sử.

Kể từ giai đoạn 1975 - 1984, sau khi đã thống nhất đất nước thì sân bay hoạt động dưới sự quản lý của bộ Quốc phòng Việt Nam dưới hình thức trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích. Cho đến tháng 9/1984, sân bay đã chuyển đổi mục đích hoạt động thành dạng hỗn hợp cả dân dụng và quân sự nhằm thay thế cho sân bay Quy Nhơn trong nội thành thành phố. Nhờ có sự thay đổi này mà nhu cầu đi lại của người dân địa phương cùng khách du lịch đến tỉnh Bình Định được đáp ứng tốt hơn.

Trải qua quá trình hơn 30 năm hoạt động, năm 2015, sân bay đã tiến hành cải tạo và nâng cấp đường băng, nhà ga, sân đỗ tàu bay…. khang trang, hiện đại hơn nhằm khai thác thêm nhiều chuyến bay đến các tỉnh thành khác trong nước. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phục vụ hành khách được tốt nhất. Dự kiến trong tương lai, cảng sân bay Phù Cát sẽ triển khai dự án cải tạo để đạt đủ tiêu chuẩn trở thành cảng hàng không quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, sân bay sẽ tiến hành xây thêm nhà ga quốc tế, mở rộng đường băng, sân đỗ, đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất.

III. Cơ sở hạ tầng sân bay Phù Cát

Cơ sở hạ tầng sân bay Phù Cát được xây dựng theo hướng hiện đại, đạt chuẩn nhằm mang đến hiệu quả vận hành cao nhất. Cụ thể:

Đường băng: Hiện tại, sân bay Phù Cát chỉ có 1 đường hạ cất cánh với kích thước 3.048 và rộng 45m. Do đó, sân bay hiện tại chỉ đang phục vụ được những chuyến bay trong nước.

Sân đỗ tàu bay: Có kích thước rộng rãi 220.5 x 117m. Có thể đáp ứng được 8 chiếc máy bay cỡ A320/321 đỗ cùng một lúc.

Nhà ga hành khách: Sân bay có 1 nhà ga quốc nội được thiết kế đặc sắc, đẹp mắt được lấy cảm hứng từ Đàn Nam Giao của triều đại Tây Sơn và được gọi là Nhà ga hành khách T1. Nhà ga hành khách T1 hiện có 1 tầng trệt, 1 tầng lửng với tổng diện tích khoảng 8.397m2. Công suất hoạt động tối đa của nhà ga khá tốt, có thể phục vụ chu đáo cùng lúc 500 khách.

IV. Bình Định sẽ nâng cấp cảng hàng không Phù Cát đến năm 2030 thành sân bay quốc tế

Theo quy hoạch, Bình Định sẽ nâng cấp cảng hàng không Phù Cát đến năm 2030 thành sân bay quốc tế với quy mô cấp 4E, công suất thiết kế 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 có công suất thiết kế 12 triệu hành khách/năm.

UBND tỉnh Bình Định đang lấy ý kiến về dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo dự thảo, đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 bình quân 9,5%- 10%, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 là 221,6-232 triệu đồng/người.

Kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững và xanh hơn dựa trên các trụ cột tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ du lịch, logistics và vận tải, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa; phát triển tất cả các lĩnh vực lấy nguyên tắc phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu.

Là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ và du lịch của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Tầm nhìn đến năm 2050, Bình Định là một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng đầu của Việt Nam.

Bình Định cũng sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông cho vùng phía Bắc tỉnh nhằm thúc đẩy cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh và các tuyến giao thông quan trọng kết nối liên tỉnh, cảng hàng không Phù Cát, cảng Quy Nhơn.

Source (8.10.2022): https://binhdinh.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-thi-xa-huyen-thanh-pho/binh-dinh-nang-cap-cang-hang-khong-phu-cat-thanh-san-bay-quoc-te.html

V. Bình Định triển khai thực hiện dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.

Cảng hàng không Phù Cát có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.

Hiện Cảng hàng không Phù Cát có 5 hãng hàng không, gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines vận chuyển đưa, đón khách đi, đến Bình Định và thường bị quá tải, nhất là vào mùa cao điểm du lịch hè kéo dài, các dịp hội nghị, sự kiện, lễ, Tết.

Do vậy, quy hoạch mở rộng Cảng hàng không Phù Cát, đầu tư xây dựng nâng cấp là rất cần thiết và cần phải được nghiên cứu ngay từ bây giờ. Đồng thời, việc này cũng phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tăng trưởng của ngành hàng không.

Theo UBND tỉnh Bình Định, địa phương này sẽ phối hợp, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong tháng 8/2023.

Nguồn (13/04/2023): https://baophapluat.vn/binh-dinh-trien-khai-thuc-hien-du-an-dau-tu-nang-cap-mo-rong-cang-hang-khong-phu-cat-post472361.html

Như vậy, với những thông tin vừa chia sẻ chúng ta phần nào có thể thấy được tiềm năng phát triển mạnh mẽ của sân bay Quốc tế Phù Cát. ALS hy vọng bài viết cũng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS