Tổng quan về Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

22.08.2024

Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài nằm trên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia được nhận định là một trong những cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực biên giới. Với vị trí địa lý mang tính chiến lược kết hợp cùng cơ sở hạ tầng hiện đại khiến Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài không chỉ là điểm giao thương giữa hai quốc gia mà còn đóng vai trò then chốt giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa và xã hội giữa Việt Nam và Campuchia.

1. Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất tại khu vực phía Nam của Việt Nam được nằm trên tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam- Campuchia. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ đơn thuần là một cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh để phát triển giao thương với nước láng giềng Campuchia mà còn giữ vai trò xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại. Trong tương lai Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài sẽ định hướng trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế tại phía Nam của Việt Nam. 

Lợi thế của Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài đó là nằm trên đường xuyên Á - đây là con đường được bắt đầu từ quốc gia Myanmar, qua quốc gia Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở tỉnh Quảng Tây -Trung Quốc. Do đó, theo con đường này, Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài chỉ cách khu vực TP Hồ Chí Minh 70km; cách thủ đô của Campuchia khoảng 170km. Như vậy, có thể khẳng định, Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài chính là điểm giao quan trọng của hệ thống trục giao thông quốc tế và quốc gia hiện nay.

2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Tìm hiểu về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài sẽ được chia thành nhiều lĩnh vực như sau đòi hỏi mọi người đang quan tâm đến vấn đề này cần đặc biệt lưu tâm.

Hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ

  • Về hoạt động xuất nhập khẩu: Tại Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài vào năm 2011, kim ngạch xuất khẩu qua Mộc Bài đạt con số 543,918 triệu USD, năm 2012 là 370,533 triệu USD, năm 2013 là 430,410 triệu USD, năm 2014 là 529,788 triệu USD đều là những con số ấn tượng mà Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài đã đạt được khẳng định vị thế mang tính chiến lược tại khu vực miền Nam của Việt Nam.
  • Về hoạt động kinh doanh thương mại: Hiện nay, Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài có hơn 13 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Thể hiện qua doanh số bán ra vào năm 2011 đạt 1.237 tỷ đồng, năm 2012 là 1.250 tỷ đồng, năm 2013 là 993,04 tỷ đồng, năm 2014 là 995,98 tỷ đồng.

Hoạt động xuất nhập cảnh và kinh doanh du lịch

  • Đối với hoạt động xuất nhập cảnh và kinh doanh du lịch thì số lượng người nhập cảnh vào năm 2011 là 2.700.791 người, năm 2012 là 2.784.566 người, năm 2013 là 2.578.466 người, năm 2014 là 2.378.986 người.
  • Số lượng phương tiện qua lại năm 2011 có 137.391 xe các loại, năm 2012 là 130.998 xe, năm 2013 là 140.773 xe, năm 2014 là 185.206 xe và có xu hướng tăng đều qua từng năm.

3. Các loại hàng hóa thường được vận tải qua Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Vậy có những loại hàng hóa nào thường xuyên được vận tải qua Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài sẽ nhanh chóng được cập nhật và tổng hợp ngay sau đây.

Hiện nay, các loại hàng hóa thường được vận tải qua Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài được đánh giá là vô cùng đa dạng. Trong đó, chủ yếu là những loại hàng hóa phổ biến của Việt Nam như nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, các loại máy móc thiết bị, hàng hóa gia dụng, hàng tiêu dùng, ô tô, phụ kiện ô tô, xe máy,…

Bên cạnh đó còn khá nhiều loại hàng hóa khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đáp ứng chuỗi cung ứng sản xuất. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài luôn được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, ít tình trạng ùn tắc, ứ đọng hàng hóa khiến các doanh nghiệp, tiểu thương luôn chủ động được nguồn hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh được diễn ra tối ưu nhất.

4. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài chờ cơ hội 'thay áo mới'

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, là 1 trong 8 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm đã được Chính phủ lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, cần thêm động lực mới chờ cơ hội “thay áo mới”.

Tham khảo: Dịch vụ vận tải xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia

Qua đó, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài không chỉ là cửa ngõ của Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông trong chiến lược phát triển kinh tế ở phía Nam Việt Nam. Đặc biệt, Mộc Bài chính là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam với Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Theo ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, trước mắt, tỉnh đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025. Đặc biệt chú trọng phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu và thương mại trong tỉnh, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin. Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Source (07/08/2024): https://baotintuc.vn/kinh-te/khu-kinh-te-cua-khau-quoc-te-moc-bai-cho-co-hoi-thay-ao-moi-20240807093726514.htm

Mong rằng với những chia sẻ nhanh chóng về tổng quan Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài đã được cung cấp ở trên sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS