Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời Pháp thuộc. Đến nay, Cảng là hệ thống cảng biển lớn nhất và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển đất nước. Cùng ALS tìm hiểu chi tiết các thông tin ngay sau đây!
Cảng Sài Gòn là một hệ thống cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, gồm các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh, là hệ thống cảng biển lớn nhất ở Việt Nam. Cảng có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đóng vai trò là cửa ngõ quốc tế của cả nước trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Với hơn 150 năm lịch sử và đóng góp xuất sắc cho sự phát triển kinh tế đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì những thành tích xuất sắc từ năm 1986 đến năm 1995. Đây là một phần trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Sự công nhận này là một minh chứng cho những nỗ lực và thành tựu của Cảng Sài Gòn trong việc phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đây cũng là niềm tự hào của toàn thể nhân viên và cán bộ của Cảng Sài Gòn trong việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển lớn nhất tại Việt Nam.
Hệ thống giao thông tại khu vực này được kết nối thông qua nhiều tuyến đường như trục đường Bắc – Nam, đường vành đai 2, 3, 4, cùng với đó là các tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước. Tất cả những điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cửa ngõ thuận tiện để các hàng hóa xuất và nhập khẩu thông qua bến Cảng Sài Gòn kết nối với cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải để xuất ra nước ngoài. Nhờ vào sự tiện lợi của hệ thống giao thông này, cảng có thể tiếp nhận tàu hàng lớn tới 165 nghìn DWT và tàu container lên đến 18 nghìn TEUs, với tổng công suất mỗi năm là hơn 3,7 triệu TEUs.
Với sự áp dụng công nghệ hiện đại hàng đầu trong lĩnh vực khai thác cảng biển trên thế giới và vị trí địa lý thuận lợi, nhóm cảng biển này đã được đánh giá là một trung tâm trung chuyển quốc tế có tiềm năng lớn của Việt Nam.
Cảng Sài Gòn là một trong những cảng biển quan trọng nhất tại Việt Nam, với tổng chiều dài hơn 3,2 km bao gồm 21 cầu và 27 bến phao được trải dài dọc theo tuyến sông Sài Gòn. Cảng có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa đường biển, đảm nhận sứ mệnh phục vụ cho nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hóa trong khu vực.
Với tổng sản lượng bốc xếp hàng hóa hơn 10 triệu tấn mỗi năm, Cảng Sài Gòn chiếm tới 50% tổng sản lượng hàng tổng hợp trong khu vực. Riêng với ngành sản xuất sắt thép, cảng chiếm đến 65% thị phần, và với ngành phân bón, cảng chiếm đến 93% thị phần trong khu vực TP. Hồ Chí Minh. Về năng suất xếp và dỡ hàng, Cảng Sài Gòn là một trong những cảng hàng đầu tại Việt Nam.
Cảng Sài Gòn cung cấp các dịch vụ khai thác cảng và logistics chất lượng cao cho khách hàng tại cầu cảng, bến phao, với các dịch vụ xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ cứu hộ và sửa chữa cơ khí. Ngoài ra, cảng còn cung cấp các dịch vụ giao nhận kho vận và cho thuê kho ngoại quan, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Cảng Sài Gòn sẽ tiếp tục đầu tư và hoàn thiện các dự án được triển khai tại ba khu vực chính trong giai đoạn 10 năm từ năm 2020 đến năm 2030, đó là khu vực Quận 4, khu vực Nhà Bè Quận 7 và khu vực tân cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải. Mục tiêu của cảng là đồng hành với TP HCM trong việc giảm áp lực giao thông tại các khu vực cảng và ICD, đồng thời đảm bảo cung cấp nguồn hàng phục vụ tốt hơn. Cảng sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cho tuyến vận tải khu vực nội châu Á, kết nối với các cảng tại TP HCM và cảng nước sâu quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
Cảng cũng sẽ phục vụ tốt hơn các khách hàng có nhu cầu về xuất nhập khẩu, các khu công nghiệp ở phía Nam và các tỉnh ở miền Đông và TNB nhằm giảm thiểu chi phí cung ứng logistics cũng như thời gian vận chuyển trong nội địa cho khách hàng. Với tư duy chiến lược hiện đại của đội ngũ ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cùng với sự quyết tâm cao của toàn bộ nhân viên và cán bộ, Cảng Sài Gòn đang hướng tới mục tiêu trở thành nhà cảng cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hiện đại hàng đầu tại khu vực miền Nam.
Tên Cảng | Mô tả | Địa chỉ |
Cảng Cát Lái | Đây chính là cảng rộng với quy mô lên đến 160ha bãi và 2.040m cần tàu. Nơi đây cách trạm hoa tiêu của Vũng Tàu đến 43 dặm, độ sâu trước bến đạt 12.5m. Nó cũng chính là cảng lớn và hiện đại nhất của nước ta. Thuộc 1 trong số 21 cảng cảng container lớn, hiện đại nhất trên thế giới. | 295B Nguyễn Thị Định, Phường Cát Lái, Quận 2, HCM. |
Cảng Tân Cảng – Phú Hữu | Cảng có diện tích đến 24ha và lưu thông ra vào cảng thông qua 2 tuyến đường. 1 tuyến từ Nguyễn Thị Định để qua Cổng C của Cảng Cát Lái. Còn 1 cảng từ vòng xoay Phú Hữu để qua Nguyễn Duy Trinh vào cảng. | Khu phố 04, Phường Phú Hữu, Quận 9, HCM. |
Tân Cảng – Hiệp Phước | Cảng có diện tích đạt 16.5ha và nằm tại vị trí phía Nam TPHCM cùng biển Đông. Đây chính là cảng được chủ trường xác định Cảng Cát Lái nối dài và nó cũng là vệ tinh nằm trong hệ thống cảng Cái Mép dịch vụ logistics thuộc về Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn. | Lô A9 Khu A KCN Hiệp Phước, xã Long Thới, H.Nhà Bè, HCM. |
Cảng Container Quốc Tế Việt Nam | Cảng có tổng diện tích 0.62ha và được viết tắt là VICT. Nơi đây được công ty liên doanh Phát Triển Tiếp Vận Số 1 khai thác. Nó cũng chính là dự án xây dựng cảng container chuyên dụng đầu tiên của nước ta và có sự tham gia từ đối tác nước ngoài. | Khu Phố 5, Đường A5, P.Tân Thuận Đông, Q. 7, HCM. |
Tân Thuận | Cảng có diện tích 14ha và có đầy đủ cơ sở hiện đại cùng chương trình quản lý hàng hóa với công nghệ cao. | 18B Lưu Trọng Lư, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, HCM. |
Cảng Bến Nghé | Cảng có tổng diện tích 32.22ha và có mớn nước cao nhất đến -10.5m. Cảng Bến Nghé trong tương lai sẽ tiếp tục được đầu tư và phát triển hơn. | Số 9 Đường Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, HCM. |
Cảng Saigon Premier Container Terminal | Cảng SPCT với diện tích 40ha và có chiều dài cầu tàu 500m với 2 bến. Nó cũng được trang bị đến 3 bờ hiện đại cùng 23ha bãi khai thác RORO cùng container. Có 17ha đất đang ở giai đoạn 2 để sẵn sàng trong quá trình mở rộng | Đường số 14, lô C-17, KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, HCM. |
Container Quốc Tế SP | Cảng SP-ITC này được thành lập vào năm 2001 và hoạt động chính trong lĩnh vực sở hữu và khai thác, quản lý vận tải tàu biển. Cũng như là đại lý cũng như môi giới hàng hải và vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Cảng giúp kết nối các vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam như là Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu cũng như cả Đồng Bằng Sông Cửu Long. | Đường Nguyễn Thị Tư (số 990 cũ), Phường Phú Hữu, Quận 9, HCM. |
10 tháng đầu năm, Cảng Sài Gòn hoàn thành 81% kế hoạch doanh thu, 66% mục tiêu lợi nhuận năm
Trong cuộc họp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Lê Chơn Tâm,Tổng Giám đốc CTCP Cảng Sài Gòn (Mã: SGP) thông tin, 10 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất ước đạt 1.041 tỷ đồng giảm 12%, lợi nhuận trước thuế khoảng 251 tỷ đồng giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, công ty đặt mục tiêu 1.290 tỷ đồng doanh thu, 382 tỷ đồng lợi nhuận. Sau 10 tháng, Cảng Sài Gòn hoàn thành 81% kế hoạch doanh thu, 66% kế hoạch lợi nhuận năm.
Thông tin thêm, ông Tâm cho biết, công ty đã xây dựng kế hoạch phát triển Cảng Sài Gòn giai đoạn 2022 – 2030 với mục tiêu đầu tư cảng cửa ngõ và trung tâm logistics tại Hiệp Phước thành trung tâm phân phối hàng hoá, tiếp nhận và lưu giữ hàng hóa cho Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và các cảng khác trong khu vực.
>> Source: https://vietnambiz.vn/cang-sai-gon-sgp-uoc-lai-251-ty-dong-trong-10-thang-20221121103946946.htm
Theo đó, TPHCM phấn đấu đến năm 2030 phát triển cảng biển TPHCM (trong nhóm cảng biển nhóm 4) đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội TPHCM, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
Tổng sản lượng hàng hóa của cảng biển TPHCM và các cảng biển khác trong nhóm cảng biển số 4 đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 461 đến 540 triệu tấn (hàng container từ 23 đến 28 triệu TEU); hành khách từ 1,7 đến 1,8 triệu lượt khách. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoặc đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thủy), hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics... kết nối hệ thống hạ tầng cảng biển TPHCM đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, ưu tiên nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung TPHCM.
Đến năm 2050, xây dựng hoàn thiện cảng biển TPHCM đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội TPHCM, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao. Tổng sản lượng hàng hóa của cảng biển TPHCM và các cảng biển khác trong nhóm cảng biển số 4 tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5% đến 3,8%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9 đến 1%/năm.
>> Source: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-den-nam-2050-xay-dung-cang-bien-ngang-tam-khu-vuc-va-the-gioi-1491901966