Tổng quan về Cảng Cửa Lò (Nghệ An)

21.03.2023

Có thể khẳng định, Cảng Cửa Lò hiện nay là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như trên cả nước nói chung. Đây là cảng tổng hợp thứ 2 tại khu vực bến Nam Cửa Lò và hiện đang sở hữu vị thế địa lý đắc địa nhất, quy mô lớn nhất cùng với năng lực tiếp đón ấn tượng nhất tại khu vực Cửa Lò khi lên đến con số tiếp nhận 30,000 DWT.

Tổng quan về Cảng Cửa Lò cùng những thông tin có liên quan sẽ được làm rõ ngay dưới đây, mời mọi người tham khảo cũng như đưa ra những nhận định chính xác.

1. Tổng quan về Cảng Cửa Lò

Cảng được xây dựng từ năm 1979, đến năm 1985 được hoàn thành và đưa vào sử dụng khai thác. Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp đã lên đến 32ha với con số 4 cầu cảng với tổng chiều dài tương đối ấn tượng lên đến 780m. Cùng với độ sâu vùng đậu của tàu hiện tại là 7,5m; độ sâu vùng luồng là 5,5m và được trang bị khá nhiều những thiết bị hiện đại, hoạt động đồng bộ cũng như sở hữu cần cẩu với sức nâng 130 tấn nhằm hỗ trợ hoạt động bốc xếp các loại hàng hóa khác nhau.

Đến năm 2021, Cảng Cửa Lò tiếp tục được được khởi công xây dựng và mở rộng  với chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng với tổng số vốn đầu tư lên đến 490 triệu USD. Đơn vị tư vấn thiết kế là Japan Port Corporation (Nhật Bản).

Công năng khai thác của Cảng Cửa Lò hiện tại tập trung chủ yếu là các mặt hàng rời, hàng khô, nhu yếu phẩm,… đáp ứng nhu cầu của tỉnh Nghệ An và các khu vực lân cận khác.

Năng lực thông qua bến Cảng Cửa Lò mỗi năm dao động với con số khoảng 3.000.000 T/năm.

Cảng Cửa Lò hiện đang được cơ quan Quản lý nhà nước chuyên ngành của Cảng vụ Hàng hải Nghệ An quản lý và giám sát điều hành.

Với vị trí vô cùng thuận lợi, dễ dàng đón đầu xu hướng dịch chuyển nguồn hàng từ khu kinh tế phía Đông Nam – tỉnh Nghệ An đổ về đã và đang giúp Cảng Cửa Lò trở thành trung tâm vận tải biển cũng như logistic khu vực miền Trung của Việt Nam. Hiện tại Cảng Cửa Lò là cửa ngõ thông ra biển lớn nhất so với các cảng khác tại khu vực Nghệ An. Bên cạnh đó, Cảng Cửa Lò đang nằm trên trục giao thông kết nối chuỗi xuất nhập khẩu hàng hóa cho các nước láng giềng đặc biệt là Lào, Campuchia,…

2. Lợi thế nổi bật của Cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hóa quốc tế đặc biệt là vận chuyển hàng cho nước Lào và Đông Bắc của Thái Lan.

Cảng hiện tại có thể tiếp nhận cùng lúc 4 tàu với tải trọng mỗi tàu dao động khoảng 10.000 tấn, mỗi ngày cho phép bốc xếp 6000-8000 tấn giúp mỗi năm sản lượng hàng hóa thông thương qua cảng đạt con số 1 triệu tấn.

Với lợi thế của Cảng Cửa Lò – hiện đang là một đầu mối vận tải hàng hóa tương đối lớn của nhóm cảng biển Bắc Trung bộ khi chiều dài lớn, tiếp nhận tải trọng ấn tượng cùng nhiều trang thiết bị hiện đại bậc nhất đã giúp Cảng Cửa Lò đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, đồng thời trở thành một mắt xích mang tính chiến lược trong chuỗi Logistics trên cả nước.

3. Định hướng phát triển Cảng Cửa Lò

Với những định hướng mang tính chiến lược và lâu dài của tỉnh Nghệ An cũng như hoạt động Logistic trên cả nước, Cảng Cửa Lò đã và đang không ngừng đầu tư phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt, cụ thể như:

  • Tiếp tục huy động nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm mở rộng diện tích Cảng Cửa Lò nhằm tăng hiệu quả bốc xếp và vận chuyển hàng hóa trong nước và khu vực.
  • Tăng cường lợi thế cạnh tranh, mở rộng thêm nhiều thị trường mới với nhiều loại mặt hàng khác nhau nhằm thúc đẩy GDP của tỉnh Nghệ An.
  • Không ngừng khai thác, tận dụng tối ưu mọi lợi thế về tiềm lực phát triển từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực hiện có.
  • Tiếp tục phát triển Cảng Cửa Lò theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến đến nâng cao năng suất khai thác, chất lượng dịch vụ theo hướng toàn diện.

4. Cảng Cửa Lò đón chuyến tàu container quốc tế đi đến nhiều nơi trên thế giới

Theo Baonghean.vn, Sáng nay (5/5/2022), Cảng Cửa Lò thuộc Công ty cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh - thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), đã đón tàu Biển Đông Mariner có trọng tải hơn 1.000 Teus cập cảng (khoảng 23.000 tấn), xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa đi Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên Cảng Cửa Lò đón một con tàu container quốc tế.

Việc lần đầu tiên đón một con tàu container thuộc tuyến vận tải quốc tế đã giúp Cảng Cửa Lò trở thành mắt xích trong tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ của VIMC, mở ra hướng phát triển và thiết lập nhiều tuyến vận tải container từ khu vực miền Trung Việt Nam trực tiếp đi đến các cảng trên thế giới. Hiện nay, Cảng Cửa Lò chỉ đón các tàu container hàng hải trên các tuyến nội địa Việt Nam.

Ông lê Quang Trung - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết: Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng và khẳng định vị thế của Cảng Cửa Lò - đầu mối vận tải hàng hóa của nhóm cảng biển Bắc Trung bộ. Với chiều dài bến cảng gần 1000 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 10.000 tấn đầy tải đến 30.000 tấn (DWT), cùng nhiều thiết bị xếp dỡ tiên tiến, hệ thống kho bãi hiện đại, Cảng Cửa Lò đã và đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, đồng thời trở thành mắt xích chiến lược trong chuỗi logistics của VIMC.

5. Nghệ An điều chỉnh Dự án Đầu tư cảng nước sâu Cửa Lò

Theo Baodautu.vn, Ngày 27/2/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã xem xét và thống nhất về đề nghị chấp thuận điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng nước sâu Cửa Lò tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.

Ông Lê Tiến Trị, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An xác nhận thông tin trên và cho hay, Dự án đầu tư xây dựng dự án mở rộng cảng Cửa Lò (thuộc Khu kinh tế Đông Nam) tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển vận tải Quốc tế làm chủ đầu tư.

Dự án được Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ vốn và tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển vận tải quốc tế đã thuê tổ chức tư vấn thiết kế Japan Port Consultant Ltd chủ trì khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ quy hoạch, thiết kế, cùng sự tham gia hợp tác của các tổ chức tư vấn khác (Royal Haskoning Việt Nam của Hà Lan thẩm tra, Dohwa Engineering Hàn Quốc, ESG Việt Nam).

Nhà đầu tư đã tổ chức lễ khởi công xây dựng ngày 7/12/2010 với quy mô xây dựng gồm: 1 bến tàu cho tàu 30.000 DWT, dài 252 m; 1 bến tàu cho tàu 50.000 DWT, dài 285 m…

Công suất 4-5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Diện tích sử dụng đất là 20 ha. Tổng vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn khách quan dự án đã bị đình trệ nhiều năm.

6. Tỉnh Nghệ An đang lấy ý kiến rộng rãi, xem xét hỗ trợ kinh phí các hãng tàu biển, doanh nghiệp vận chuyển bằng container qua cảng Cửa Lò.

Theo congthuong.vn, Nếu Nghị quyết áp dụng đối với hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container qua Cảng Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; các doanh nghiệp có hàng hóa vận chuyển bằng container qua Cảng Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hai chính sách hỗ trợ gồm: Chính sách hỗ trợ hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container qua Cảng Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có hàng hóa vận chuyển bằng container qua Cảng Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

Cụ thể, áp dụng hỗ trợ đối với hãng tàu biển được cấp phép hoạt động kinh doanh vận chuyển container theo quy định và thực hiện trả hàng hoặc bốc hàng tại Cảng Cửa Lò theo tuyến với tần suất tối thiểu 2 chuyến cập cảng mỗi tháng với mức 200 triệu đồng/chuyến cập cảng.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa vận chuyển bằng container qua cảng Vũng Áng, được hỗ trợ: 700.000 đồng/container (đối với container 20 feet), 1.000.000 đồng/container (đối với container 40 feet trở lên). Thời gian áp dụng đến hết ngày 31/12/2023 từ nguồn kinh phí ngân sách cấp tỉnh.

Như vậy, với những thông tin tổng quan về Cảng Cửa Lò đã được làm rõ ở trên hy vọng sẽ giúp cho mọi người những kiến thức cần thiết. Liên hệ ngay ALS để được tư vấn và hỗ trợ thêm về những thông tin cần thiết.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS