Tổng quan về Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)

29.03.2023

Cảng Chân Mây nổi tiếng là cảng biển  tổng hợp đầu mối loại 1 Việt Nam và cũng là điểm kinh tế quan trọng đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà. Hiện nay, Cảng Chân Mây là một trong những đầu nối trung chuyển hàng hóa quan trọng không thể thiếu trong khu vực. 

Để hiểu rõ hơn về cảng biển này thì hãy cùng ALS đến với các thông tin dưới đây.

I. Đôi nét về Cảng Chân Mây

- Tên đơn vị khai thác cảngCông ty Cổ phần Cảng Chân Mây
- Địa chỉ đơn vị khai thác cảng130 Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, TP Huế, Thừa Thiên Huế
- Vị trí bến cảngThôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh TT.Huế
- Công năng khai thác cảngCầu cảng Tổng hợp (Hàng rời, hàng khô…)
- Diện tích bến cảng (ha)30
- Năng lực thông qua của bến cảng (T/năm)2.400.000
- Cơ quan QLNN chuyên ngành hàng hảiCảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế

Cầu cảng số 1

+ Tàu vào cảng lớn nhất (DWT): 50.000 + Kích thước chiều dài cầu cảng (m): 360

Sau đây là các thông tin quan trọng về Cảng Chân Mây

Vị trí chiến lược

Cảng Chân Mây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có cửa ngõ hướng ra biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, đây là nơi kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Myanmar và Đông Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó, Cảng Chân Mây cũng là cảng chính giữa con đường biển kết nối Philippines, Singapore và Hong Kong. Chúng nằm giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung là Đà Nẵng và Huế.

Sở hữu vị trí đắc địa hiếm có nên Cảng Chân Mây sở hữu tiềm năng rất lớn trong việc vận tải biển và trung chuyển quốc tế.

II. Cơ sở hạ tầng Cảng Chân Mây

Hiện nay, Cảng Chân Mây đang sở hữu Bến số 1 với 480m cầu bến. Trong đó, tuyến bến phía biển dài đến 360m, độ sâu -12,5m. Mang đến khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 50.000DWT và các tàu du lịch quốc tế cỡ lớn có chiều dài từ 362m đến 225.282GT.

Hệ thống kho bãi hiện đại rộng lớn với tổng diện tích 12830m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao. Kho được phân chia theo từng khu vực chuyên dùng nhằm tạo điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp nhất với từng loại hàng hóa. 

Cảng Chân Mây hiện đang là cảng biển tiếp nhận được các tàu cỡ lớn nhất miền Trung với khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000DWT và tàu khách 100.000GRT. Kể từ khi đi vào hoạt động, Cảng Chân Mây đã đón nhận hơn 12 triệu tấn hàng với hơn 312.000 khách du lịch biển, kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng lên mức 1.050 triệu USD. Từ ngày có Cảng Chân Mây, vùng đất Chân Mây - Lăng Cô hoang sơ đã vực dậy trở thành Cảng biển Tổng hợp đầu mối loại 1 Việt Nam. sở hữu đầy đủ tiềm năng đón nhận các cỡ tàu hàng và tàu du lịch mới và lớn nhất thế giới.

III. Định hướng phát triển trong tương lai

Ghi nhận trong năm 2020, Cảng Chân Mây đã có 6 bến hàng tổng hợp với chiều dài là 1.680m. Đặt mục tiêu vào năm 2030, Cảng Chân Mây sẽ đạt 8 bến hàng tổng hợp với chiều dài 2.280m, 1 bến chuyên dùng xăng dầu với chiều dài 240m và bến chuyên dùng du lịch cho tàu khách 100.000GT (dung tích tàu) cập bến.

Vào năm 2030, cảng biển Chân Mây sẽ sẽ đạt số lượng hàng hóa khoảng 8,9 - 10,2 triệu tấn/năm. Dự kiến khu bến Chân Mây là bến cảng tổng hợp, container kết hợp phục vụ tàu khách du lịch quốc tế và tiếp nhận tàu hàng hải trọng tải từ 30.000 - 50.000 tấn.

Trong giai đoạn 2020, cảng biển đã xây dựng mới 2 - 3 cầu cảng cho tàu từ 50.000 tấn (không kể bến phụ); Đặt mục tiêu trong năm 2030 bổ sung thêm 2 bến tàu 50.000 tấn và 1 bến tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000GT. Năm 2020. năng lực thông quan Cảng Chân Mây đã đạt khoảng 0,1 - 0,2 triệu tấn/năm. Vào năm 2030, con số này sẽ được nâng lên từ 0,3 - 1 triệu tấn/năm.

IV. Cảng nước sâu Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) đón tàu container quốc tế đầu tiên

Vừa qua (9/9/2022), tàu Deltic Dolphin của hãng tàu Voyager Logistics SDN BHD (Malaysia) xếp dỡ và vận chuyển 120 SOC container hàng hóa tuyến Sibu (Malaysia) - Chân Mây (Việt Nam) – Pontianak (Indonesia) đã cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế).

Cảng Chân Mây là cảng biển nước sâu tự nhiên, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn và có nhiều tiềm năng để có thể mở rộng, phát triển thành một cảng biển rộng lớn, hiện đại. Hiện, cảng đã hội đủ điều kiện để trở thành một cảng biển nước sâu đầu tiên tiếp nhận và xếp dỡ hàng hóa tàu container nội địa, quốc tế khu vực Bắc Trung Bộ.

Lãnh đạo cảng Chân Mây cho biết, cảng đang khai thác 2 bến với tổng chiều dài 760 m, đảm bảo an toàn với độ sâu từ -9,4 m đến -12,5 m, trong đó, bến số 1 là 480 m, bến số 2 là 280 m.

Hàng năm, cảng Chân Mây xếp dỡ khoảng 3,5 triệu tấn hàng rời như than, xi măng clinker, dăm gỗ, cát, bột sắn... Cảng có khả năng tiếp nhận tàu hàng 50.000 DWT; tàu container 35.000 DWT ~ 2.600 TEU; tàu khách đến 362 m và 225, 282 GRT và có thể đáp ứng đủ các điều kiện, khả năng làm hàng container, trở thành bến cho tàu du lịch lớn nhất, mới nhất thế giới...

Source: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/tid/Cang-Chan-May-don-tau-container-quoc-te-dau-tien/newsid/7C1D642B-A934-49D0-BA60-AF0C00969EE5/cid/2BEA0540-FCA4-4F81-99F2-6E8848DC5F2F

V. Điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng cảng Chân Mây để thu hút đầu tư

Quy mô lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 702ha, bao gồm phần đất và mặt nước, (tăng 33,47ha). Về tính chất, cảng Chân Mây là cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, có bến chuyên dùng cho khách du lịch quốc tế; đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Lào, Đông Bắc Thái Lan.

Việc lập quy hoạch nói trên nhằm cụ thể hóa quy hoạch khu bến Chân Mây trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được Thủ tướng phê duyệt.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng biển Thừa Thiên - Huế được xác định là cảng biển loại I. Trong đó, khu bến Chân Mây gồm: bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế, phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đông Bắc Vương quốc Thái Lan; tiếp nhận tàu hàng trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000TEU hoặc lớn hơn, tàu khách quốc tế đến 225.000GT, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn.

Đến nay, khu bến Chân Mây đã đầu tư xây dựng 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910m. Lượng hàng hoá qua cảng ngày càng tăng, năm 2022 lượng hàng thông qua khoảng 4-4,5 triệu tấn. Tuy nhiên, việc khu bến Chân Mây  khai thác tàu container, cùng với tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, lượng hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh dự kiến gia tăng, kết hợp với việc khai thác nguồn hàng từ Lào và Đông Bắc Thái Lan, ước tính đến năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây sẽ đạt 20-25 triệu tấn/năm.

Source: https://vneconomy.vn/dieu-chinh-quy-hoach-phan-khu-xay-dung-cang-chan-may-de-thu-hut-dau-tu.htm

ALS hy vọng với những thông tin vừa nêu phía trên đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích cho mình xoay quanh Cảng Chân Mây.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS