Tổng quan về sân bay Long Thành

24.04.2025

Sân bay Long Thành là một trong những dự án hạ tầng quan trọng của Việt Nam và được kỳ vọng trở thành trung tâm trung chuyển hàng không lớn nhất trong khu vực. Với quy mô hiện đại cùng vị trí chiến lược giúp sân bay Long Thành khi hoàn thành sẽ góp phần giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất thúc đẩy phát triển toàn diện. Để hiểu rõ hơn về dự án sân bay Long Thành hãy nhanh chóng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất.

1. Đôi nét về sân bay Long Thành

Sân bay quốc tế Long Thành là một dự án trọng điểm quốc gia của Việt Nam, được nằm tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km về hướng Đông. Khi sân bay Long Thành hoàn thành hứa hẹn đây sẽ là sân bay lớn nhất của Việt Nam và trở thành một trong những trung tâm hàng không quan trọng của khu vực Đông Nam Á.

Quy mô và công suất của sân bay Long Thành được quy hoạch với diện tích lên đến hơn 5.000 ha và đang triển khai theo 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 (2020 - 2025): Xây dựng 1 đường băng (4.000 m x 75 m), 1 nhà ga hành khách với công suất 25 triệu khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm;

Giai đoạn 2 (2025 - 2035): Bổ sung thêm 1 đường băng và 1 nhà ga, nâng công suất của sân bay Long Thành lên 50 triệu khách/năm;

Giai đoạn 3 (sau 2035): Hoàn thiện toàn bộ sân bay với 4 đường băng và 4 nhà ga, đạt công suất 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Về mục tiêu và lợi ích của sân bay Long Thành mang lại đó là giảm tải trực tiếp cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện đang rơi vào tình trạng quá tải đồng thời trở thành trung tâm trung chuyển hàng không lớn nhất trong khu vực cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch và logistics cho khu vực phía Nam.

2. Hệ thống cơ sở vật chất của sân bay Long Thành ra sao?

Sân bay Long Thành được xây dựng với quy mô lớn và hiện đại sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế khi hoàn thành sẽ bao gồm các hạng mục chính như sau:

Đường băng trong giai đoạn 1 xây dựng 1 đường băng dài 4.000 m, rộng 75m (Bm = 45m, lề mỗi bên 15 m) và trong tương lai, sân bay Long Thành sẽ có tổng cộng 4 đường băng;

Hệ thống đường lăn có khả năng kết nối đường băng với nhà ga và sân đỗ tàu bay, giúp tối ưu hóa hoạt động cất/hạ cánh.

Sân đỗ máy bay với quy mô đủ chỗ đỗ cho nhiều loại máy bay, từ thân hẹp (A320, B737) đến thân rộng (A350, B787).

Nhà ga hành khách với diện tích 373.000 m² trong giai đoạn 1 cho công suất khai thác 25 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 1, sau này mở rộng lên 100 triệu hành khách/năm. Thiết kế nhà ga hành khách được lấy cảm hứng từ hình ảnh hoa sen tích hợp công nghệ tự động hóa cao, hiện đại.

Các tiện ích khác cũng được đầu tư xây dựng như hệ thống làm thủ tục check-in tự động, kiểm tra an ninh bằng công nghệ tiên tiến; khu vực thương mại, cửa hàng miễn thuế, phòng chờ hạng thương gia; hệ thống băng chuyền hành lý hiện đại sẽ giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi.

Khu vực vận chuyển hàng hóa có tổng công suất lên đến 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm trong giai đoạn 1 và sẽ lên tới 5 triệu tấn/năm khi hoàn thiện. Kho hàng hiện đại, tích hợp hệ thống quản lý logistics thông minh đi kèm các trung tâm dịch vụ, kiểm tra an ninh hàng hóa, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị.

Các công trình phụ trợ như khu vực kỹ thuật, bảo trì máy bay; trạm cung cấp nhiên liệu; hệ thống xử lý nước thải, rác thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; cơ sở hải quan, kiểm dịch y tế, công an cửa khẩu, phòng cháy chữa cháy.

3. Cập nhật tiến độ Sân bay Quốc tế Long Thành mới nhất 2025

​Tính đến tháng 3 năm 2025, dự án xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành đang được triển khai tích cực với mục tiêu hoàn thành cơ bản trong năm 2025 và có thể đưa vào khai thác từ đầu năm 2026.​

Nhà ga hành khách (T1): Khởi công 8/2023, dự kiến hoàn thành cuối 2025, vận hành từ đầu 2026;

Đường cất hạ cánh số 1: Hoàn thành trước 30/4/2025, sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch;

Hạ tầng kết nối: Các tuyến T1, T2 và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành vào cuối 2025.

Theo đó, chỉ đạo từ phía Chính phủ yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành cơ bản trong năm 2025 để có thể khai thác đúng tiến độ kỳ vọng trở thành trung tâm hàng không lớn của khu vực, thúc đẩy kinh tế và giao thương quốc tế.

Như vậy, dự án sân bay Long Thành khi được hoàn thành hứa hẹn sẽ giảm tải tối đa cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng như khu vực phía Nam hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ về sân bay Long Thành sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích.

4. Cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành ngay trong năm 2025

Với mục tiêu cơ bản hoàn thành vào năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đảm bảo việc cung cấp kịp thời và đầy đủ các vật liệu xây dựng cần thiết cho dự án Sân bay Long Thành.

Ngày 23/4, Văn phòng Chính phủ đã phát hành Văn bản số 3475/VPCP-CN, trong đó truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc triển khai dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1) và các tuyến giao thông kết nối liên quan.

Các Nhiệm Vụ Chính

Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đảm bảo tiến độ dự án:

Các Bộ: Công an, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; UBND tỉnh Đồng Nai; và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cần khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo tiến độ các hạng mục công trình, đặc biệt là các gói thầu có nguy cơ không đáp ứng tiến độ.

Mục tiêu là hoàn thành đồng bộ, đưa dự án vào vận hành khai thác cơ bản trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đảm bảo nguồn vật liệu:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng UBND tỉnh Đồng Nai được giao chỉ đạo các cơ quan liên quan đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ các vật liệu xây dựng cho dự án theo đúng yêu cầu.

Quản lý và giám sát tiến độ:

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư để rà soát và xác định thời điểm hoàn thành cho từng gói thầu, từng dự án thành phần, và toàn bộ dự án nhằm đảm bảo sự đồng bộ khi đưa vào khai thác.

Các biện pháp cần được thực hiện để phát huy hiệu quả dự án, tránh lãng phí.

Xử lý vướng mắc:

Theo dõi, đôn đốc, và kiểm tra quá trình triển khai dự án. Các khó khăn, vướng mắc cần được xử lý kịp thời; những vấn đề vượt thẩm quyền phải được báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có phương án giải quyết.

Phát triển các tuyến giao thông kết nối:

Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM, UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ triển khai xây dựng các tuyến giao thông kết nối với sân bay Long Thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác liên ngành.

Các Thành Phần Dự Án

Dự án sân bay Long Thành được chia thành 4 dự án thành phần:

Dự án thành phần 1: Trụ sở các cơ quan nhà nước.

Dự án thành phần 2: Các công trình phục vụ quản lý bay.

Dự án thành phần 3: Các công trình thiết yếu phục vụ hoạt động sân bay.

Dự án thành phần 4: Các công trình dịch vụ mặt đất.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan, dự án Sân bay Long Thành đặt kỳ vọng sẽ hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển hạ tầng giao thông quốc gia.

Source: 

  • https://spirit.vietnamairlines.com/tin-tct/tong-quan-ve-du-an-sieu-san-bay-long-thanh.html
  • https://laodong.vn/thoi-su/co-ban-hoan-thanh-san-bay-long-thanh-ngay-trong-nam-2025-1496042.ldo

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS