Tổng quan Cửa khẩu Đông Hưng (cửa khẩu nối liền Trung Quốc với Việt Nam)

13.06.2023

Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông phát triển, Đông Hưng đã trở thành một cửa khẩu cấp 1 nhà nước và phát triển thương mại mạnh mẽ. Cửa khẩu Đông Hưng còn có những đặc điểm độc đáo và tiềm năng phát triển đáng chú ý. 

Ngay dưới đây, hãy cùng ALS tìm hiểu các thông tin chi tiết nhất!

1. Tổng quan về cửa khẩu Đông Hưng

Cửa khẩu Đông Hưng nằm ở thị xã Đông Hưng, tại điểm cuối Tây Nam bờ biển đất liền Trung Quốc. Hướng Đông Nam của Đông Hưng là Vịnh Bắc Bộ. Phía Tây Nam giáp với Việt Nam. Đây là một cửa khẩu cấp 1 nhà nước và được Quốc Vụ Viện phê chuẩn làm thị xã mở cửa ven biên giới.

Vào tháng 9 năm 1992, Đông Hưng được phê chuẩn thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới rộng với diện tích 4,07 km2. Sau đó, vào ngày 29 tháng 4 năm 1996, Quốc Vụ Viện lại phê chuẩn thành lập thị xã Đông Hưng, bao gồm 3 thị trấn là Đông Hưng, Giang Bình và Mã Lộ. Đường biên giới đất liền của thị xã này có độ dài 33 km, đường bờ biển dài 50 km, và tổng diện tích là 481 km2. Dân số của Đông Hưng khoảng 120 nghìn người.

Đông Hưng là một vùng tập cư trú duy nhất của dân tộc Kinh Trung Quốc và cũng là một trong những quê hương nổi tiếng của người Hoa kiều ở Quảng Tây. Hiện tại, có khoảng 13 nghìn người Hoa kiều hải ngoại đang sinh sống tại Đông Hưng.

Với vị trí nằm gần biên giới và có đường biển và đường bộ thuận tiện, Đông Hưng là một cửa khẩu quan trọng nối liền Trung Quốc với Việt Nam và là điểm giao thương quan trọng giữa vùng đại tây nam Trung Quốc và Đông Nam Á.

2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện phát triển kinh tế 

Đông Hưng là một khu vực có điều kiện phát triển thuận lợi, được thể hiện qua: 

2.1. Hệ thống giao thông

Đông Hưng có đường giao thông thủy bộ tiện lợi. Khoảng cách từ Đông Hưng đến thành phố Nam Ninh là 180 km, đến thành phố Hạ Long ở Việt Nam là 180 km và đến Hà Nội là 308 km. Các cảng Trúc Sơn, Đàm Cát và đảo Kinh của Đông Hưng có thể kết nối với các cảng của vùng Hoa Nam Trung Quốc cũng như các cảng biển của Việt Nam.

2.2. Tài nguyên phong phú

Đông Hưng có nguồn tài nguyên dồi dào. Vùng đồi núi thích hợp cho việc trồng cây như quế, hoa hồi, vải và nhãn. Bãi biển của Đông Hưng là nơi nuôi các loại hải sản quý như tôm hùm, cua xanh, nghêu, sò, ốc hến và nhiều loại khác. Đồng thời, Đông Hưng cũng là một khu du lịch đa dạng. Khi ghé thăm, bạn có thể tham gia các hoạt động như tắm biển, leo núi, khám phá văn hóa dân tộc, du lịch quốc gia. Và thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên như bãi biển Kim Thán Vạn Vĩ, ngôi đình Hồ Chí Minh và hội hát dân tộc Kinh.

Đông Hưng đối diện với thành phố Móng Cái của Việt Nam, chỉ cách nhau chưa đến 100m qua con sông Bắc Luân. Điều này tạo điểm đặc biệt cho Đông Hưng vì nó là thành phố duy nhất có khoảng cách gần nhất trên biên giới Trung - Việt. Và cách Vịnh Hạ Long chỉ 180 km- một trong 7 khu phong cảnh thiên nhiên nổi tiếng thế giới của Việt Nam. 

2.3. Phát triển thương mại

Đông Hưng có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại. Với lịch sử hình thành hơn 400 năm từ thời nhà Minh và phát triển trong thời nhà Thanh, Đông Hưng trở thành cửa khẩu thương mại quan trọng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á (trước đây được gọi là Nam Dương), Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…

Năm 1989, hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã khôi phục biên mậu, và kể từ đó, Đông Hưng đã đóng góp đáng kể vào biên mậu giữa hai nước. Tổng giá trị biên mậu của Đông Hưng đã đạt hơn 1,8 tỷ RMB, đồng thời đóng góp hơn 100 triệu RMB cho ngân sách cả nhà nước và địa phương.

Sự phục hồi biên mậu biên giới đã tạo cơ hội kinh doanh và thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Đông Hưng và các vùng lân cận. 

Đông Hưng được chính phủ Trung Quốc áp dụng các chính sách ưu tiên, tương tự như các thành phố mở cửa ven biên giới khác. Ngoài ra cũng được hưởng chính sách biên mậu, chính sách xóa đói giảm nghèo cho các vùng dân tộc thiểu số và chính sách đối với người Hoa kiều.

3. Cửa khẩu Đông Hưng (cầu Bắc Luân 2) chính thức được chỉ định là cửa khẩu nhập khẩu lương thực

Cửa khẩu Đông Hưng (cầu Bắc Luân 2 - phía Việt Nam là cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức được Tổng Cục Hải quan Trung Quốc nghiệm thu và trở thành địa điểm đủ điều kiện nhập khẩu lương thực.

Đáng chú ý, cửa khẩu Đông Hưng (cầu Bắc Luân 2 - phía Việt Nam là cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức được Tổng Cục Hải quan Trung Quốc nghiệm thu và trở thành địa điểm đủ điều kiện nhập khẩu lương thực, đưa cửa khẩu này cùng cửa khẩu Thủy Khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc nghiệm thu từ trước (phía Việt Nam là cửa khẩu Tà Lùng, tỉnh Cao Bằng) trở thành 02 cửa khẩu đường bộ được phép nhập khẩu lương thực của Quảng Tây, Trung Quốc.

Địa điểm giám sát nhập khẩu lương thực được chỉ định tại khu vực cửa khẩu Đông Hưng gồm nơi kiểm hóa chuyên dụng đối với lương thực nhập khẩu, phòng kỹ thuật giám sát, quản lý của hải quan, kho lấy mẫu chuyên dụng và khu vực xử lý kiểm dịch với 04 điểm kiểm hóa khép kín, kho chuyên dụng có diện tích 400 m2. Năng lực giám sát, quản lý đối lương thực nhập khẩu qua khu vực này đạt tối đa 200 nghìn tấn/năm. Sau khi đưa vào hoạt động, đây sẽ trở thành một trong những cửa khẩu nhập khẩu lương thực từ các nước ASEAN vào Trung Quốc nhằm phục vụ cho lĩnh vực chế biến lương thực và nuôi trồng thủy sản của Quảng Tây và các địa phương lân cận.

Source: 21/03/2023 (https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cua-khau-dong-hung-cau-bac-luan-2-chinh-thuc-duoc-chi-dinh-la-cua-khau-nhap-khau-luong-thuc-103530.htm)

Mong rằng với các thông tin mà ALS vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ được những đặc điểm, cũng như vai trò quan trọng của Cửa khẩu Đông Hưng.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS