Trung Quốc là một quốc gia có diện tích lớn và nằm ở vị trí chiến lược trên bờ biển Đông Á. Với đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi phong phú, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng biển, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước. Hiện nay, Trung Quốc có nhiều cảng biển lớn và hiện đại.Trong bài viết này, ALS sẽ cùng bạn tìm hiểu về danh sách các cảng biển quan trọng nhất của Trung Quốc.
Cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới vào năm 2010. Với khối lượng hàng hóa đạt 29,05 triệu TEU. Điều này chứng tỏ sức mạnh và sự quan trọng của Thượng Hải trong lĩnh vực thương mại quốc tế và vận tải hàng hóa.
Ngoài ra, Thượng Hải cũng được xếp vào danh sách Siêu đô thị cảng lớn với dân số đô thị đông đúc và lưu lượng giao thông cảng đáng kể. Tất cả những điều này góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn đối với các công ty vận tải, sản xuất và thương mại trên toàn thế giới.
Cảng Trạm Giang là một trong những cảng nước sâu lâu đời và quan trọng nhất ở Trung Quốc. Với hơn nửa thế kỷ phát triển, cảng đã có được hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan đầy đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch.
Ngoài việc xếp dỡ container, hàng tổng hợp và hàng rời cập cảng. Cảng còn trang bị cơ sở cho các loại hàng hóa nguy hiểm.
Năm 2004, cảng Trạm Giang còn trở thành trung tâm vận tải đa phương thức. Bao gồm đường bộ, đường biển và đường hàng không. Bên cạnh vai trò kinh tế, cảng Trạm Giang còn là trụ sở của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân. Điều này chứng tỏ sự quan trọng của cảng trong mặt trận an ninh quốc gia.
Cảng Đại Liên là cảng đa năng ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Đại Liên được thành lập từ năm 1899 và nằm ở mũi phía nam của Bán đảo Liêu Đông. Và cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng với Thái Bình Dương. Với hơn 300 cảng liên kết giao thương tại 160 quốc gia và khu vực trên thế giới. Cảng Đại Liên đóng vai trò là trung tâm trung chuyển container lớn thứ hai ở Trung Quốc.
Cảng Đại Liên đã phát triển mạnh mẽ trong suốt gần 130 năm qua. Và hiện đang xử lý ít nhất 100 triệu hàng hóa thông qua hàng năm. Với vị trí đắc địa, hệ thống liên kết giao thương và vận chuyển toàn cầu, cảng Đại Liên là một trong những cổng giao nhập hàng hóa quan trọng của Trung Quốc và khu vực Đông Á, Đông Bắc Á cũng như Vành đai thái Bình Dương.
Cảng Quảng Châu, tọa lạc tại thành phố cùng tên, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Là một trong những cảng biển quan trọng nhất của Trung Quốc. Từ thời nhà Tần, Quảng Châu đã trở thành một cảng biển quan trọng và đóng vai trò quan trọng trên Con đường Tơ lụa trên biển.
Nằm tại giao điểm của ba con sông Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang. Cảng Quảng Châu có hơn 4.600 cầu cảng, 133 phao và 2.359 khu neo đậu, với mỗi cầu có trọng tải lên đến 1.000 tấn. Vào năm 2018, cảng Quảng Châu đã xếp thứ 5 trên thế giới với khối lượng hàng hóa container lên đến 21,8 triệu TEU.
Cảng biển Hồng Kông nằm ở vùng nước sâu của Cảng Victoria và chi phối bởi thương mại container. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hồng Kông. Cung cấp điều kiện lý tưởng để neo đậu và xử lý các loại tàu thuyền. Hong Kong Port được xếp hạng là cảng bận rộn nhất trên thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển hành khách.
Nằm ở bờ biển Hoa Đông, cảng Ningbo-Zhoushan thuộc tỉnh Chiết Giang. Và được coi là một trong những cảng biển sôi động nhất trên toàn cầu với sản lượng hàng hóa lớn. Vị trí của cảng tại Ninh Ba và Zhoushan ở phía đông nam cuối vịnh Hàng Châu. Nơi mà các tuyến đường vận tải biển nội địa và ven biển Bắc-Nam hội tụ, cũng như hệ thống kênh dẫn đến tuyến đường thủy nội địa quan trọng của Trung Quốc.
Nằm trên đường bờ biển của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng container sôi động và phát triển nhanh chóng nhất trên toàn cầu. Với 40 công ty vận tải biển và hơn 130 tuyến container quốc tế. Cảng đón nhận khoảng 560 tàu hàng hàng tháng và cung cấp dịch vụ trung chuyển đến 21 cảng khác trong vùng Đồng bằng sông Châu Giang.
Nằm trên đảo Hạ Môn, cảng Hạ Môn là một trong những cảng container lớn và quan trọng nhất ở miền nam Phúc Kiến. Với khả năng tiếp nhận tàu container cỡ lớn thế hệ thứ 6, cảng đã xếp hạng thứ 8 trong số các cảng container lớn nhất Trung Quốc và thứ 17 trên toàn thế giới.
Với sản lượng xử lý hàng hóa lên tới 191 triệu tấn trong năm 2013. Trong đó có 8,08 triệu TEU container. Cảng Hạ Môn đã kết hợp với cảng Chương Châu lân cận để tạo thành một hải cảng lớn nhất ở Đông Nam Trung Quốc. Điều này là một trường hợp phổ biến của sự hợp nhất giữa các cảng nhằm tăng cường hiệu quả và cạnh tranh trong ngành công nghiệp biển.
Cảng Ôn Châu nằm tại Chiết Giang, Trung Quốc và là một cảng biển quốc tế trên bờ biển Ôn Châu. Được hình thành từ một cửa sông nước sâu tự nhiên.
Với sản lượng hàng hóa thông qua là 25,16 triệu tấn và sản lượng container đạt 570.200 TEU trong năm 2013, cảng Ôn Châu là một trong những cảng bận rộn nhất và quan trọng nhất tại khu vực Đông Á.
Cảng Chu Hải nằm ở, phía tây của cửa sông Pearl River ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng Chu Hải bao gồm bảy khu vực cảng chính: Gaolan, Wanshan, Jiuzhou, Xiangzhou, Tangjia, Hongwan và Doumen.
Các khu vực chính là Khu vực cảng Jiuzhou ở phía đông thành phố, và khu vực cảng Gaolan ở phía tây.
Tính đến năm 2012, cảng có 131 bến, 126 bến sản xuất, trong đó 17 bến nước sâu trên 10.000DWT.
Cảng có tổng sản lượng hàng hóa thông qua là 71.870.000 tấn vào năm 2012 và vượt mốc 100.000.000 tấn vào năm 2013.
Một cảng biển trên vùng biển Hoàng Hải trong vùng lân cận của Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc .
Cảng Thiên Tân Trước đây gọi là Cảng Tanggu , là cảng lớn nhất ở miền Bắc Trung Quốc và là cửa ngõ hàng hải chính để Bắc Kinh.
Cảng Yên Đài là một cảng trên biển Bột Hải ở vùng lân cận của Yên Đài, Sơn Đông, Trung Quốc
Trong giai đoạn 2001-2005, Yên Đài đã đầu tư 2 tỷ USD vào xây dựng cảng, xây dựng 40 cầu cảng mới, nâng tỷ lệ bến 10.000 tấn
Năm 2011, cảng đã xếp dỡ 200 triệu tấn hàng hóa, trở thành cảng thứ 10 ở Trung Quốc có lượng hàng thông qua hơn 200 triệu tấn.
Sức mạnh tuyệt đối của Trung Quốc trong ngành cảng biển: Đổ 40 tỷ USD để trở thành ông trùm ‘dỡ hàng’, doanh nghiệp phương Tây có muốn dịch chuyển sản xuất cũng khó
Năm 2022, các cảng biển Trung Quốc xử lý tổng cộng 275 triệu container 20ft, cao hơn ít nhất 80% tổng lưu lượng xử lý container tại tất cả các cảng biển ở Nam Á và Đông Nam Á cộng lại.
Theo tờ Financial Times (FT), sức mạnh cảng biển Trung Quốc ở một vị thế hoàn toàn khác tại Châu Á khiến các công ty ở Phương Tây có muốn dịch chuyển sản xuất cũng khó.
Không chỉ là công xưởng của thế giới, nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu mà Trung Quốc còn là nhà xuất khẩu lớn nhất trái đất. Bởi vậy cơ sở hạ tầng cảng biển tại đây cùng thuộc hàng “trùm” tại Châu Á.
Trung Quốc hiện có đến 76 cảng biển đủ sức hỗ trợ những tàu chở hàng chứa đến hơn 14.000 chiếc container 20ft (những container dài khoảng hơn 6m). Trong khi đó Nam Á và Đông Nam Á chỉ có 31 cảng biển đủ sức làm điều đó.
Nguồn (04-04-2023): https://cafef.vn/suc-manh-tuyet-doi-cua-trung-quoc-trong-nganh-cang-bien-do-40-ty-usd-de-tro-thanh-ong-trum-do-hang-doanh-nghiep-phuong-tay-co-muon-dich-chuyen-san-xuat-cung-kho-188230404144322887.chn
Mong rằng các thông tin mà ALS vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về danh sách các cảng biển lớn tại Trung Quốc.
Source: Tổng hợp