Hợp đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party) là gì?
Với những người hoạt động trong mảng vận tải biển hay logistics, khái niệm hợp đồng thuê tàu định hạn chắc chắn không còn quá xa lạ. Vậy hợp đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party) là gì? Bản chất của nó cũng như các hình thức thuê tàu như thế nào? Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết thông tin ngay sau đây.
1. Hợp đồng thuê tàu định hạn là gì?
1.1. Khái niệm
Hợp đồng thuê tàu định hạn trong tiếng Anh là Time Charter Party.
Hợp đồng thuê tàu định hạn là một hợp đồng theo đó bên cho thuê giao một con tàu được trang bị đầy đủ và có người lái cho bên thuê sử dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Hợp đồng thuê tàu định hạn có thể kéo dài trong một vài tuần đến vài năm. Đổi lại, người thuê định hạn trả tiền đều đặn. Khoản thanh toán được gọi là tiền thuê.
1.2. Bản chất
Đây là loại hợp đồng thuê tài sản giữa chủ tàu (bên cho thuê) và người thuê tàu (bên thuê) quy định các điều khoản và điều kiện về việc sử dụng tàu trong một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng thuê tàu định hạn bản chất được thiết lập để quy định các nội dung bao gồm:
Mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu: Chủ tàu cung cấp tàu và dịch vụ liên quan. Trong khi người thuê tàu trả tiền thuê và tuân thủ các điều kiện hợp đồng.
Thông tin về tàu: Hợp đồng sẽ xác định các thông tin quan trọng về tàu bao gồm tên chủ tàu, người thuê tàu, tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký, dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu và các thông số kỹ thuật khác.
Thời gian thuê và giao nhận tàu: Hợp đồng sẽ xác định thời gian thuê tàu cụ thể và các điều kiện liên quan đến việc giao nhận tàu. Bao gồm thời gian và địa điểm giao tàu và trả tàu.
Giá thuê và chi phí khác: Quy định số tiền thuê tàu mà người thuê phải trả cho chủ tàu, cũng như cách thức phân chia một số chi phí hoạt động của tàu như nhiên liệu, nước ngọt và các chi phí khác.
Phạm vi hoạt động: Xác định rõ ràng vùng biển hoặc khu vực mà tàu được phép hoạt động trong thời gian thuê.
1.3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu định hạn
Vậy nội dung hợp đồng thuê tàu định hạn:
Nội dung của hợp đồng cần rõ ràng và minh bạch. Đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên được định rõ và tuân thủ trong suốt quá trình thuê tàu.
Điều khoản về tàu: Hai bên cần thỏa thuận chính xác các thông tin về tàu thuê và cho thuê. Bao gồm tên tàu, các đặc trưng kỹ thuật, thời gian và địa điểm giao nhận tàu, kiểm tra tình trạng kỹ thuật khi giao nhận tàu.
Điều khoản về tiền thuê tàu: Thống nhất cách tính tiền thuê tàu (DWT/một tháng 30 ngày, GRT/một tháng 30 ngày hoặc bao cả tàu/một ngày) và thời gian thanh toán (định kỳ hàng tháng). Quyền hủy hợp đồng nếu việc thanh toán không đúng thời hạn.
Điều khoản về thời gian ngừng thuê (Off Hire): Điều kiện khi tàu không kinh doanh chuyên chở do sửa chữa định kỳ hoặc hỏng hóc do lỗi của chủ tàu.
Điều khoản về khấu trừ tiền cước thuê tàu: Quy định quyền của người thuê tàu được khấu trừ tiền cước trong thời gian tàu ngừng hoạt động.
Điều khoản về phân chia chi phí khai thác tàu: Quy định cách phân chia các chi phí khai thác tàu giữa chủ tàu và người thuê tàu.
2. Các khoản phí phải trả khi thuê tàu định hạn
Khi thuê tàu định hạn, doanh nghiệp cần nắm rõ các khoản phí mà mình phải chi trả. Có những khoản phí mà chủ tàu sẽ phải chi trả chứ không phải người thuê.
Người đi thuê thường phải chịu các khoản chi phí sau (For Account of Charterer):
Dầu máy chạy (FO, DO).
Cảng phí (Port Charges).
Chi phí xếp dỡ (Steverdoing Charges).
Chi phí quét dọn hầm tàu (Cleaning Holds).
Chi phí vật liệu chèn lót (Dunnage).
Chủ tàu thường phải chịu các khoản chi phí sau (For Account of Shipowner):
Lương và các khoản phụ cấp của sĩ quan thủy thủ làm việc trên tàu, (trừ trường hợp thuê theo hình thức Bare Boat Charter).
Cung cấp lương thực, thực phẩm (Provisions).
Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ (Maintenance and Repairs).
Cung ứng phụ tùng, vật tư, thiết bị cho tàu (Stories, Suppliers and Equipment).
Khấu hao con tàu (Depreciation).
Bảo hiểm tàu trong thời gian cho thuê (Insurance of Ship).
Chi phí văn phòng (Overhead Charges).
Chi phí kiểm tra tàu (Survey Charges).
Chi phí hoa hồng môi giới (Brokerage), nếu có...
3. Ưu – Nhược điểm của thuê tàu định hạn
3.1. Ưu điểm
Tính chủ động: Người thuê tàu có quyền sử dụng tàu trong suốt thời gian thuê, giúp họ tự quyết định và điều hành chuyên chở hàng hóa một cách linh hoạt.
Tiền thuê tàu rẻ: Tiền thuê tàu thường có giá tương đối thấp, và nếu người thuê kinh doanh hiệu quả và có nguồn hàng ổn định, hiệu quả kinh doanh có thể rất cao.
Thu nhập ổn định cho chủ tàu: Chủ tàu được đảm bảo một khoản thu nhập từ tàu trong suốt thời gian thuê mà không phải lo lắng về việc tìm kiếm khách hàng. Trong trường hợp thị trường thuê tàu gặp khó khăn hoặc khan hiếm hàng chở, chủ tàu vẫn có lợi thế trong việc cung cấp dịch vụ cho người thuê.
3.2. Nhược điểm
Chi phí biến động: Người thuê tàu phải chịu các chi phí không cố định như nhiên liệu, nước, xếp dỡ,... và giá nhiên liệu thường biến động không ổn định.
Phức tạp trong quản lý: Quản lý khai thác tàu đòi hỏi sự tập trung và phức tạp, và người thuê phải chịu trách nhiệm đối với mọi khía cạnh của việc vận hành tàu.
Rủi ro do thị trường: Nếu thị trường gặp khó khăn hoặc không có đủ hàng chở, người thuê tàu có thể gặp khó khăn trong việc thu lời và duy trì hoạt động kinh doanh tàu.
4. Các hình thức thuê tàu định hạn
Thuê tàu định hạn có nhiều hình thức khác nhau. Phụ thuộc vào nhu cầu của người thuê. Cần hiểu rõ các hình thức để lựa chọn chính xác. Thông thường sẽ có các mức thuê tàu định hạn như sau:
Hình thức thứ nhất: Thuê toàn bộ tàu. Với hình thức này, người thuê sẽ thuê toàn bộ tàu bao gồm cả thuyền bộ. Hình thức này sẽ có 2 cách thuê đó là:
Thuê theo thời hạn (gọi là Period Time Charter): Thuê trong thời gian nhất định. Tùy nhu cầu có thể là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hay 2 năm…
Thuê định hạn chuyến (Trip Time Charter): Chỉ một chuyến.
Hình thức thuê tàu thứ hai là thuê tàu định hạn trơn (Bareboat Charter) Có nghĩa là chỉ thuê tàu mà không thuê thuyền bộ.
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm Hợp đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party) là gì cũng như các vấn đề liên quan. Từ đó lựa chọn được hình thức thuê tàu tiết kiệm, phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp.
Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.
Postal Codes Japan – Bảng mã Zip CODE Nhật Bản Mới nhất
Mã Zip Japan còn được gọi là Postal Code hoặc mã bưu chính. Mã này gồm một chuỗi số để chỉ định vị trí của mỗi khu vực tại Nhật Bản. Thông thường, mã bưu chính tại Nhật sẽ...
Giá cước vận tải biển từ Hải Phòng đi Oregon mới nhất
Hiện nay, mức giá cước vận tải biển từ Hải Phòng đi Oregon mới nhất sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, khối lượng hàng, đặc thù của từng loại hàng hóa, yêu cầu...
Mã Zip Hong Kong – Bảng mã Zip CODE Hồng Kông Mới nhất 2024
Nếu được yêu cầu nhập mã bưu chính của Hồng Kông vào trang web, bạn có thể để trống hoặc thử điền "000", "0000", "000000" hoặc "HKG" là những mã thường được nhiều người sử...
Cách tính bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa
Trong lĩnh vực logistics hiện nay, việc tính toán chính xác bảng giá cước vận chuyển container đường biển nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí.
Mã Zip Singapore – Bảng mã Zip CODE Singapore Mới nhất 2024
Singapore là một quốc gia phát triển và hiện đại do đó mã Zip CODE Singapore cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu hóa quy trình bưu chính, giao nhận hàng hóa...
Tính đến thời điểm hiện tại, Malaysia có đến 62 sân bay đang hoạt động với 54 sân bay dân dụng nội địa và 8 sân bay phục vụ cho các hành trình quốc tế.
Mã Zip United States – Bảng mã Zip CODE Mỹ Mới nhất 2024
Tại thị trường Mỹ, hệ thống mã Zip United States đa dạng càng khiến cho việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, vận chuyển...
Danh sách sân bay ở Hà Lan (Netherlands) và mã IATA và ICAO
Hà Lan có 16 sân bay trong nước và quốc tế, trong đó có 5 sân bay quốc tế tấp nập là Sân bay Amsterdam Schiphol, Sân bay Eindhoven, Sân bay Rotterdam The Hague, Sân bay Flamingo.
Danh sách sân bay ở Đức (Germany) và mã IATA và ICAO
Hiện nay ở Đức có 7 sân bay quốc tế là sân bay Düsseldorf, sân bay Frankfurt, Sân bay Berlin Brandenburg, sân bay Dusseldorf, sân bay Munster Osnabruck, sân bay Munich và...