Thuật ngữ Cut Off Time là gì trong Logistics

09.09.2022

Khái niệm Cut Off Time có thể có những ý nghĩa khác nhau trong nhiều trường hợp. Thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực Logistics. Ví dụ:

- Cut Off Time đối với dịch vụ bưu chính

- Cut Off Time đối với dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa

- …

Chúng đều có ý nghĩa ám chỉ về thời hạn chót mà lô hàng cần có mặt trước khi đơn vị vận tải thực hiện công tác giao nhận hàng hóa. Trong giới hạn của bài viết này, ALS sẽ chỉ đề cập khái niệm Cut Off Time là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung.

Về chi tiết thuật ngữ này trong từng trường hợp, chúng tôi sẽ có những bài viết chi tiết hơn để giới thiệu.

I. Khái niệm Cut Off Time là gì?

Cut Off Time hay một số đơn vị sử dụng với thuật ngữ là Dead Time hay Closing Time.

Đây ám chỉ mốc thời gian chót mà shipper cần thanh lý container cho hãng tàu để kịp bốc xếp container lên tàu chở hàng.

Nhiều công ty Logistics/FWD gọi thuật ngữ này theo cách dân dã hơn là “thời gian cắt máng”.

Đối với những lô hàng mà thanh lý sau (hoặc đối khi quá sát) với mốc Cut Off Time thì sẽ rất dễ bị rớt tàu.

Mốc thời gian Cut Off Time thường được các hãng vận tải quy định là thời hạn nộp bill chi tiết cho hãng tàu. Mỗi hàng sẽ có thể có quy định riêng, các shipper cần lưu ý về những mốc thời gian này khi thực hiện công tác xuất nhập khẩu hàng hóa.

II. Các loại Cut Off Time khác nhau?

1. Cut Off S/I

S/I ở đây là Shipping Instruction, một trong những chứng từ quan trọng mà Shipper cần gửi cho hãng tàu trước khi phát hành B/L.

Mốc Cut Off S/I sẽ cảnh báo cho Shipper biết về mốc thời gian cần làm kịp B/L nếu không lô hàng sẽ không được thông qua và vận chuyển lên tàu (hay nói cách khác là rớt hàng).

2. Cut Off VGM

VGM là phiếu cân.

Cut Off VGM là mốc thời gian đánh dầu mà đơn vị xuất khẩu cần gửi chứng từ này về cho hãng tàu. Nếu không gửi kịp chứng từ này cũng sẽ khiến lô hàng không kịp hoàn thiện để ra B/L và cuối cùng là bị “rớt hàng”.

3. Cut Off Doc

Đây là mốc thời gian mà các Shipper cần xác nhận lại nội dung B/L với hãng tàu. Nếu quên hoặc xác nhận muộn thì hãng tàu sẽ sử dụng S/I mà shipper đã gửi để ra vận đơn gốc. Những điều chỉnh về sau trên vận đơn (nếu có), shipper sẽ đều bị charge thêm phí.

4. Cut off C/Y

Đây là mốc thời gian mà shipper cần lưu ý để giao hàng kịp. Nếu hàng không tới nơi hạ container đúng theo quy định thì tình trạng “rớt hàng” là khó tránh khỏi.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thểm phần nào kiến thức tổng quan về Cut Off Time là gì, cũng như những ứng dụng thực tế của thuật ngữ này trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Để được tư vấn kỹ hơn về hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ Logistics, hải quan đảm bảo hàng hóa luân chuyển thuận tiện, dễ dàng, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS