Customs clearance là cụm từ thường gặp trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này cũng như các quy định của nó. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu customs clearance là gì? Pháp luật quy định như thế nào về customs clearance cùng những thông tin quan trọng khác.
Customs clearance là gì?
Customs clearance chính là thủ tục hải quan. Tức là thủ tục hải quan chủ hàng hóa/người đại diện được ủy quyền phải thực hiện hoàn tất tại điểm hàng xuất phát, chuyển tải đến điểm đích.
Mục đích của customs clearance là đảm bảo tất cả loại thuế và thuế nhập khẩu hiện hành đều được thanh toán đủ. Đồng thời, hàng hóa cần vận chuyển xuất - nhập khẩu phải tuân thủ theo quy định có liên quan. Quá trình thông quan sẽ diễn ra nhanh chóng hơn các doanh nghiệp/cá nhân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về lô hàng như xuất xứ, giá trị, điểm đến và thành phần bên trong. Ngoài những giấy tờ theo quy định, tùy theo lô hàng mà một số doanh nghiệp, cá nhân có thể được yêu cầu nộp tài liệu bổ sung như vận đơn hoặc hóa đơn.
Quy định về thủ tục hải quan
Đối với vấn đề thủ tục hải quan, theo điều 37 Luật Hải quan 2014 đã có quy định cụ thể như sau:
Hàng hóa sau khi hoàn thành thủ tục hải quan mới được phép thông quan
Nếu như người khai hải quan đã hoàn tất các thủ tục nhưng chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số thuế theo quy định thì hàng hóa vẫn được thông quan nếu như được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp. Hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu như chủ hàng hóa bị xử phạt hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền nhưng lô hàng đó thuộc diện được phép xuất - nhập khẩu thì hàng hóa vẫn được thông quan nếu như chủ hàng hóa đã nộp phạt đủ hoặc có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền cần nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.
Hàng hóa cần phải kiểm tra, phân tích, giám định xem có đủ điều kiện xuất - nhập khẩu hay không chỉ được thông quan sau khi có cơ sở kết luận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo đúng quy định pháp luật.
Đối với hàng hóa phục vụ cho yêu cầu khẩn cấp, phục vụ cho an ninh - quốc phòng, túi lãnh sự, túi ngoại giao, hành lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ thông quan theo quy định.
Điều kiện thông quan hải quan
Song song với khái niệm customs clearance thì điều kiện thông quan hải quan cũng chính là điều được nhiều người quan tâm hiện nay. Lô hàng được thông quan xuất - nhập khẩu cần đáp ứng những điều kiện sau đây;
Giấy tờ rõ ràng, chính xác: Thủ tục hải quan tương đối phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên thực hiện sẽ cảm thấy quen thuộc hơn với thủ tục này. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều kiện tiên quyết để quá trình thông quan nhanh chóng chính là đảm bảo cung cấp đầy đủ tài liệu một cách chính xác tất cả thông tin, kể cả tên mặt hàng trong lô hàng và giá trị của chúng.
Tuân thủ theo quy định pháp luật: Để thực hiện thủ tục thông quan, bạn cần làm quen với luật thương mại quốc tế áp dụng với loại hàng hóa của bạn. Trên thực tế, các điều luật này sẽ thay đổi thường xuyên. Do đó, bạn cần cập nhật liên tục để nắm bắt được những yêu cầu mới nhất là điều vô cùng quan trọng.
Kiểm tra hàng hóa: Trước hết, bạn cần kiểm tra hàng hóa bạn đang vận chuyển có thuộc danh mục cho phép của nhà nước hay không. Đồng thời, đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm nào trong lô hàng thuộc danh mục sản phẩm cấm lưu hành. Lô hàng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, các thông tin chi tiết về customs clearance là gì và những quy định hiện nay về vấn đề này đã được nêu rõ trong bài viết trên. Mong rằng đây cũng chính là nguồn kiến thức hữu ích quý bạn đọc đang tìm kiếm.
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Nhật Bản
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của cả hai quốc gia.
Danh sách sân bay ở Ấn Độ (India) và mã IATA & ICAO
Các chuyến bay từ Việt Nam đi Ấn Độ sẽ hạ cánh tại 1 trong 5 sân bay thuộc các thành phố lớn ở Ấn Độ, bao gồm: Sân bay quốc tế Indira Gandhi (New Delhi), Chhatrapati Shivaji...
Danh sách sân bay tại Thái Lan (Thailand) và mã IATA & ICAO
Thái Lan có 30 sân bay lớn nhỏ, trong đó có 25 sân bay nội địa và 5 sân bay quốc tế: Sân bay quốc tế Suvarnabhumi (BKK), Sân bay quốc tế Don Mueang (DMK), Sân bay quốc tế...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Hồng Kông
Việt Nam và Hồng Kông đã thiết lập mối quan hệ thương mại sôi động, với nhiều mặt hàng được giao thương thường xuyên. Dưới đây là những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực giữa...
ALS cam kết mang đến cho doanh nghiệp lớn những giải pháp vận chuyển hàng hóa từ Bắc Ninh đến Cửa khẩu Hữu Nghị tối ưu, đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh chóng, an toàn...
Taiwan Postal Codes - Bảng mã Zip CODE Đài Loan mới nhất
Mã bưu chính ở Đài Loan thường được phân loại theo các thành phố lớn hoặc các quận huyện. Đài Bắc (Taipei City): 100 – 116, Tân Bắc (New Taipei City): 220 – 253, Đài Trung...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại sôi động, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng không. Hàng hóa được vận chuyển qua lại giữa hai nước rất đa dạng, đáp...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Singapore
Cước phí vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Singapore là một con số khá linh hoạt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không có một mức giá cố định cho tất cả...