Vai trò của thư tín dụng - L/C là gì trong xuất nhập khẩu?

28.07.2021

Chúng ta có thể hiểu đơn giản thư tín dụng (L/C) là thư bảo đảm của ngân hàng về việc trả tiền cho người xuất khẩu bất kể người nhập khẩu có muốn trả tiền hay không.

Đây là phương thức tín dụng khá phổ biến trong xuất nhập khẩu quốc tế để giúp hai bên mua và bán yên tâm hơn về quyền lợi của mình.

Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm L/C là gì thông qua bài viết dưới đây.

1. Thư tín dụng – LC là gì?

L/C hay LC là tên viết tắt của từ Letter of Credit. Dịch nôm na là thư tín dụng hay tín dụng thư.

Đây là giấy tờ do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu, cam kết với đơn vị xuất khẩu về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian xác định với điều kiện đơn vị xuất khẩu cần xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ, đúng quy định trong LC.

Việc áp dụng LC được người nhập khẩu thực hiện theo đúng chuẩn mực thanh toán quốc tế hiện hành UCP600 do phòng thương mại Quốc tế ban hành.

2. Các nội dung trình bày trong thư tín dụng L/C?

Chúng ta có thể tham khảo mẫu l/c dưới đây để xem tham khảo các nội dung được đề cập đến.

Trong tín dụng thư (letter of credit) của ngân hàng ban hành sẽ có:

- Số thứ tự, ngày mở L/C (chính là khái niệm mà chúng ta thường hay thắc mắc mở L/C là gì?)

- Địa điểm mở thư tín dụng L/C

- Thông tin của các bên liên quan

- Số tiền thanh toán và loại tiền thanh toán

- Thời hạn hiệu lực L/C (Xác định thời hạn trả tiền, giao hàng)

- Điều khoản và nội dung giao hàng hóa

- Bộ chứng từ người bán (xuất khẩu) hợp lệ cần xuất trình: hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, chứng từ bảo hiểm,…

- Cam kết của ngân hàng ban hành L/C

- Một số nội dung có liên quan khác.

* Các bên tham gia mở L/C là gì?

- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện cấp tín dụng cho người nhập khẩu

- Ngân hàng thông báo tín dụng thư: thương là ngân hàng đại lý của Issuing Bank hay ngân hàng bên bán

- Ngoài ra có thể có ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), Ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank) hay Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank).

- Tất nhiên cũng không thể thiếu được các bên nhập khẩu và xuất khẩu.

* Các loại L/C trong thanh toán quốc tế (L/C Payment)

Các loại thư tín dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

- Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

- Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)

- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)

- Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

3. Quy trình thanh toán L/C là gì?

Quy trình thực hiện thư tín dụng L/C sẽ được thực hiện tuần tự theo 9 bước sau đây (gắn liên với trách nhiệm của từng bên tham gia L/C).

- Bước 1: Người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng mở L/C

- Bước 2: Ngân hàng mở tín dụng thư sẽ căn cứ vào hồ sơ yêu cầu xem xét mở L/C và gửi thông báo cho ngân hàng thông báo tín dụng thư

- Bước 3: Ngân hàng thông báo tín dụng thư kiểm tra lại L/C và gửi lại cho bên xuất khẩu

- Bước 4: Bên xuất khẩu tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu theo điều kiện L/C

- Bước 5: Bên xuất khẩu hoàn thiện chứng từ của lô hàng, thông báo và gửi đến ngân hàng thông báo tín dụng thư.

- Bước 6: Ngân hàng thông báo thư tín dụng kiểm tra và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở tín dụng thư

- Bước 7: Ngân hàng mở tín dụng thư kiểm tra tính hợp pháp của bộ chứng từ, nếu các thông tin phù hợp sẽ tiến hành chuyển trả tiền cho ngân hàng thông báo thư tín dụng

- Bước 8: Ngân hàng thông báo thư tín dụng xác nhận tiền nhận được cho bên xuất khẩu

- Bước 9: Ngân hàng mở thư tín dụng gửi lại bộ chứng từ cho bên nhập khẩu 

Hy vọng, bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn L/C là gì cũng như vai trò của tín dụng thư trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. 

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS