Thị trường hàng hóa hàng không tại Việt Nam

25.11.2021

Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, tuy nhiên, vận tải hàng hóa hàng không lại đang phục vụ 80% tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu cả nước.

Đây là một thị trường mà các đơn vị vận tải hàng không ở Việt Nam đang dần chú ý sau nhiều năm “quên lãng và dành sân chơi” cho các hãng hàng hàng không vận tải nước ngoài.

Thị trường hàng hóa hàng không ở nước ta đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

1. Thị trường hàng hóa hàng không tại Việt Nam?

Đại dịch Covid 19 gây ra ảnh hưởng nặng nề cho vận tải hành khách nhưng lại mở ra cơ hội phát triển to lớn cho vận tải hàng không.

Theo thống kê, với xu hướng vận tải và mua sắm tăng đột biến, lượng vận tải hàng hóa hàng không sẽ tăng hơn 50% so với cùng kỳ (khi dịch chưa xuất hiện). Đặc biệt là khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, những thị trường mà thương mại điện tử đang có tốc độ phát triển chóng mặt.

Tại thị trường Việt Nam, những hàng hóa vận tải qua đường hàng không chủ yếu là:

- Hàng hóa chuyển phát nhanh thông qua việc đặt hàng từ các sàn thương mại điện tử Quốc tế lớn như: Amazon, Alibaba, Ebay, … hay hàng hóa nhỏ lẻ của Việt Kiều gửi về nước.

- Hàng hóa nhập khẩu tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ sản xuất trong nước.

Chủ yếu, những hàng hóa này do các hãng bay Cargo Quốc tế như UPS, FedEx, DHL, … phục vụ. Các doanh nghiệp nội còn đang khá “hụt hơi” ở sân chơi này.

Báo cáo gần đây cho thấy, hơn 80% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua đường Hàng không tại Việt Nam được thực hiện bởi các hãng Hàng không nước ngoài.

2. Thị trường hàng hóa hàng không trở nên nóng hơn bao giờ hết?

Với việc tình hình Covid còn diễn biến phức tạp, vận tải hành khách chưa thể phục hồi lại như trạng thái bình thường trước kia. Vận tải hàng hóa hàng không đang dần trở thành “nước đi” sáng cửa nhất cho những hãng hàng không Việt.

Các hãng hàng không nội địa dần “chạy đua” chiếm dần thị phần thị trường hàng hóa hàng không từ trong tay các hãng Quốc tế.

Động thái mạnh mẽ nhất có thể kể đến là việc Vietnam Airlines (VNA) sẽ sớm thành lập Hãng hàng không Hàng hóa riêng biệt. Ước tính cho thấy, doanh thu từ mảng hàng hóa của Hãng bay Quốc gia tăng lên gấp 3 lần (từ 10% lên thành 30%), thâm chí doanh thu mảng hàng hóa còn vượt qua cả mảng doanh thu vận tải hành khách.

Việt VNA nôn nóng thành lập hãng Cargo riêng cũng đến từ “sức nóng” từ việc nhiều đơn vị đang bắt đầu để ý và đề xuất các dự án thành lập các Hãng vận tải Hàng không với Chính Phủ. Tiêu biểu nhất có thể kể đến là dự án thành lập Hãng hàng không IPP Air Cargo của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn (Chủ tích tập đoàn Liên Thái Bình Dương – IPPG).

Một số thành viên chủ chốt của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) cũng tham gia sân chơi này bằng việc xây dựng Công ty dịch vụ Hàng không Asean Cargo Gateway (ACG).

Bamboo Airways cũng đang có tham vọng phát triển mảng Cargo của riêng mình bằng việc xây dựng bộ tiêu chuẩn vận hàng hóa theo tiêu chuẩn của IATA và phát triển đường bay chở hàng định kỳ tuyến Việt Nam – Hàn Quốc.

Vietjet cũng nhanh chân phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa của riêng mình với việc là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam triển khai hình thức dịch vụ vận chuyển hàng thông qua khoang hành khách của các máy bay thương mại (CIPC).

Thị trường hàng hóa hàng không tại Việt Nam đang nóng lên từng ngày và có sự gia nhập của nhiều “tân binh” cùng “lão làng” mới.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS