Trước những diễn biến tác động đến chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, các nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch sang các khu vực khác, trong đó có cả Việt Nam , điều này sẽ gia tăng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong nước.
Theo báo cáo từ EIU (Economist Intelligence Service), dịch vụ phân tích kinh tế thuộc Báo Economist cho biết: Việt Nam với chính sách thu hút FDI của mình đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc với điểm số 6/10, so với điểm số của cả 2 quốc gia là 5,5/10.
Tương tự như vậy, các giao dịch với nước ngoài và kiểm soát hối đoái, Việt Nam đạt 7,4 so với Trung Quốc (6,4) và Ấn Độ (5,5).
Ngoài ra theo các báo cáo khác như của AXA Investment Managers Asia chỉ ra giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong vòng 10 năm trở lại đây và vượt trội so với các quốc gia Châu Á khác. Cũng theo mốc thời gian này, thứ hạng về chỉ số thuận lợi kinh doanh của Việt Nam cũng tăng 23 bậc lên hạng 70 theo Ngân hàng thế giới.
Yếu tố cũng tác động đến việc các doanh nghiệp dịch chuyển chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất và phân phối xuất phát từ thương chiến Mỹ - Trung. Quá trình này đã đem đến những mặt tích cực khi được coi là lựa chọn thay thế đầy hấp dẫn.
Việt Nam hiện có rất nhiều lợi thế và cơ hội với các nhà đầu tư nước ngoài khi nguồn dân số trẻ, lực lượng dồi dào, hơn 70% dân số dưới 35 tuổi và cũng có chi phí nhân công rẻ hơn với các nước trong khu vực.
Hơn nữa những chính sách tạo điều kiện của Chính phủ Việt Nam giúp thúc đẩy môi trường đầu tư thuận lợi, tham gia vào các hiệp định thương mại tư do, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam
Những năm gần đây Việt Nam là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nổi bật trong số các nước kinh tế mới nổi tại Châu Á và cũng là thị trường tiềm năng nhận được nhiều sự chú ý.