Số hóa tài liệu hay số hóa dữ liệu là gì?
Tại sao cần phải số hóa dữ liệu?
Vai trò của hoạt động này như thế nào?
Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Số hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi các dạng dữ liệu truyền thông như: hồ sơ, giấy tờ, văn bản bản cứng thành các định dạng dữ liệu kỹ thuật số, có thể quản lý và sử dụng điện tử (máy tính có thể hiểu và lưu trữ).
Quá trình số hóa dữ liệu sẽ giúp cho quá trình lưu trữ, truy xuất và sử dụng thông tin trong tổ chức trở nên nhẹ nhàng và tinh gọn hơn.
Chúng ta có thể sử dụng thông tin mà không bị giới hạn về KHÔNG GIAN hay THỜI GIAN.
Nếu như so sánh với việc quản lý dữ liệu truyền thống (văn bản, giấy tờ vật lý) trước kia, mỗi doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí khá lớn để đầu tư hay thuê các văn phòng để lưu trữ nội bộ các dữ liệu này. Chưa kể những rủi ro về việc mất mát, hư hại về giấy tờ.
Bằng việc số hóa dữ liệu, doanh nghiệp sẽ:
- Giảm thiểu ít nhất 20 – 50m2 không gian văn phòng, tối ưu diện tích để làm việc hay sản xuất – kinh doanh
- Lưu trữ vĩnh viễn dữ liệu, thông tin của đơn vị
- Nâng cao khả năng làm việc, truy xuất và quản lý thông tin dễ dàng hơn
- Giảm thiểu chi phí lưu trữ, tăng cường khả năng bảo mật, an toàn thông tin.
Đối với những tài liệu có giá trị, thường xuyên được truy xuất hay những tài liệu cũ/đã xuống cấp, chúng ta có thể lựa chọn việc số hóa dữ liệu để phục vụ công việc. Quá trình số hóa dữ liệu các tài liệu đó được thực hiện theo quy trình:
- Bước 1: Thu thập tài liệu cần số hóa
- Bước 2: Sắp xếp, phân loại tài liệu
- Bước 3: Quét tài liệu
- Bước 4: Kiểm tra tài liệu quét
- Bước 5: Nhập liệu, nhận dạng ký tự OCR
- Bước 6: Kiểm tra nhập liệu
- Bước 7: Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng số
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm số hóa dữ liệu là gì? số hóa lưu trữ dữ liệu là gì? Vai trò cũng như quá trình số hóa dữ liệu cụ thể được thực hiện ra sao. Nếu quý khách đang tìm kiếm về giải pháp lưu trữ và số hóa cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.