Chủ tàu (Shipowner) là gì?

20.07.2023

Với những người hoạt động nhiều trong lĩnh vực vận tải đường biển, chắc chắn không còn xa lạ với khái niệm Chủ tàu (Shipowner). Tuy nhiên, nhiều người mới tìm hiểu hoặc cũng có những người làm lâu năm nhưng chưa thực sự hiểu rõ bản chất và trách nhiệm của chủ tàu (Shipowner) là gì trong vận tải đường biển? 

Bài viết sau đây, ALS sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về khái niệm Chủ tàu. Và phân biệt giữa chủ tàu và người vận chuyển trong vận tải đường biển. 

1. Chủ tàu (Shipowner) là gì trong vận tải đường biển? 

Chủ tàu (Shipowner) là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tàu biển. Thuật ngữ này còn được gọi là “owner”.

Chủ tàu (Owner) là dạng viết rút gọn của “shipowner” và được sử dụng tương đối phổ biến.

Chủ tàu (Shipowner) là người hoặc công ty sở hữu và quản lý tàu vận tải đường biển. Chủ tàu chịu trách nhiệm về hoạt động và vận hành của tàu, bao gồm bảo dưỡng, đăng ký, bảo hiểm, cung cấp và tuyển dụng thủy thủ và nhân viên tàu, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như logistics và khai thác hàng hóa. 

Các quyền và nghĩa vụ của chủ tàu có thể được chuyển nhượng cho người quản lý, người khai thác và người thuê tàu thông qua hợp đồng ký kết với chủ tàu. Ngoài ra, các tổ chức được Nhà nước giao quản lý và khai thác tàu biển cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Hàng hải và các quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.

Có nhiều loại chủ tàu khác nhau, mỗi loại có trách nhiệm riêng.

  • Chủ tàu (The Shipowner): Đây là người sở hữu tàu, trả tiền cho hoạt động của tàu và chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Người thuê tàu (The Charterer): Đây là người thuê một con tàu để vận chuyển hàng hóa của mình trên một chuyến đi cụ thể hoặc một loạt các chuyến đi với một mức giá cố định cho mỗi đơn vị (tấn) vận chuyển.
  • Công ty vận tải biển (Shipping Company): là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng các phương tiện đường thủy như tàu, thuyền, xà lan,… trên các tuyến đường biển quốc gia và quốc tế. Công ty vận tải biển cung cấp các dịch vụ về vận chuyển, bốc xếp, giao nhận, khai báo hải quan, bảo hiểm hàng hóa, kho bãi và các dịch vụ logistics khác.

2. Trách nhiệm của chủ tàu trong việc đăng ký tàu biển tại Việt Nam 

Quy định đăng ký tàu biển tại Việt Nam được quy định theo Bộ luật Hàng hải năm 2015.

Theo quy định này, trách nhiệm đăng ký tàu biển tại Việt Nam thuộc về chủ tàu. Và chủ tàu có nhiều trách nhiệm quan trọng liên quan đến việc đăng ký tàu biển. Bao gồm cung cấp đầy đủ giấy tờ và khai báo chính xác liên quan đến tàu biển cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam, nộp lệ phí đăng ký theo quy định pháp luật, và thông báo mọi thay đổi liên quan đến tàu biển cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

Sau khi hoàn thành quá trình đăng ký, chủ tàu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, là bằng chứng về việc tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu. 

Quy định này cũng áp dụng cho tổ chức và cá nhân Việt Nam thuê tàu trần hoặc thuê mua tàu.

3. Phân biệt giữa chủ tàu và người vận chuyển

Người vận chuyển và chủ tàu là hai khái niệm khác nhau trong ngành vận tải đường biển. Tuy nhiên, nhiều người cũng hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. 

Người vận chuyển (carrier)

  • Người vận chuyển có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn.
  • Họ là bên ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng, cam kết vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.
  • Người vận chuyển có thể tự ký kết hợp đồng hoặc ủy quyền cho người khác ký hợp đồng với chủ tàu. Họ cũng chịu trách nhiệm thanh toán tiền cước thuê tàu cho chủ tàu.

Chủ tàu

  • Chủ tàu là người sở hữu pháp lý của tàu và nắm giữ giấy đăng ký tàu. Họ có quyền quyết định vận hành và sử dụng tàu.
  • Chủ tàu không tham gia trực tiếp vào việc ký kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển. Thay vào đó, chủ tàu ký kết hợp đồng cho thuê tàu với người thuê tàu và chịu trách nhiệm theo pháp luật và các quyết định cụ thể trong hợp đồng và Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
  • Chủ tàu chuyển giao quyền sử dụng tàu cho người thuê tàu trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu từ người thuê tàu.

Điểm quan trọng cần lưu ý là người vận chuyển và chủ tàu có vai trò và trách nhiệm khác nhau trong quá trình vận tải đường biển. Quyền và trách nhiệm của mỗi bên được quy định bởi pháp luật và hợp đồng.

Mong rằng với những chia sẻ từ ALS, bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm chủ tàu (Shipowner) là gì trong vận tải đường biển. Và có thể phân biệt rõ ràng giữa khái niệm chủ tàu và người vận chuyển. 

Nguồn tham khảo: https://luatminhkhue.vn/chu-tau-shipowner-la-gi.aspx

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS