Tìm hiểu Hoạt động Supply Chain Management (SCM)

14.09.2022

Supply Chain Management (SCM) đang dần trở thành một thuật ngữ thịnh hành trong thời gian gần đây. Cùng ALS tìm hiểu SCM là gì thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

I. Thuật ngữ SCM là gì?

SCM là thuật ngữ viết tắt từ Supply Chain Management. Dịch theo nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu SCM là quản trị chuỗi cung ứng.

Quản trị SCM sẽ liên quan đến toàn bộ các hoạt động quản lý dòng hàng hóa cũng như dịch vụ bao hàm toàn bộ quá trình từ lúc còn là nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành thành phẩm cuối cùng giao đến tay người tiêu dùng.

Hoạt động SCM yêu cầu các doanh nghiệp cần tổ chức hợp lý các hoạt động quản lý cung cầu, tối đa hóa lợi ích và giá trị cho khách hàng cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

SCM tốt nhờ việc kết hợp và hài hòa nhiều thành phần khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong phần kế tiếp của bài viết này.

II. Những đối tượng nào liên quan đến SCM?

Trong quản lý SCM, có rất nhiều đối tượng tham gia vào các khâu khác nhau của quy trình. Tuy nhiên, nếu nhóm lại, chúng ta sẽ có 3 nhóm đối tượng chính:

1. Đơn vị cung ứng:

Nhóm đối tượng này chủ yếu tham gia vào việc trao đổi, cung cấp các các nguyên vật liệu phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất thành phẩm cho khách hàng.

2. Đơn vị sản xuất

Nhóm đối tượng này sẽ tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu đào vào và tạo ra các thành phẩm cuối cùng.

3. Đơn vị vận chuyển

Nhóm đối tượng sẽ thực hiện việc phân phối và giao nhận nguyên vật liệu, hàng hóa thành phẩm, … xuyên suốt trong hệ thống SCM của doanh nghiêp. 

4. Khách hàng

Đây là đối tượng tiêu dùng cuối cùng cũng chính là “động lực” phát triển và sản xuất của các doanh nghiệp. Khách hàng tiêu thụ hàng hóa và tạo ra vòng cung ứng.

II. Những hoạt động chính trong quản lý SCM?

SCM là quá trình đòi hỏi rất nhiều bộ phận tham gia cũng như nhiều hoạt động cấu thành nó. Trong giới hạn của bài viết này, chúng ta sẽ chỉ giới thiệu những nhóm hoạt động chính và mang tính chất quyết định sự thành công của việc quản lý SCM. Những hoạt động nhỏ hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu dần trong những bài viết kế tiếp.

1. Hoạch định hệ thống

Hoạch định sẽ liên quan các hoạt động:

- Dự báo về cung cầu: công đoạn này sẽ xác định được “lượng” hàng hóa cần sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường. Nhờ công tác này, công tác tổ chức sản xuất được thực hiện khoa học, tránh dư thừa, lãng phí hay thiếu hụt.

- Xây dựng giá bán: hoạt động này có ý nghĩa chiến lược, giá bán thể hiện năng lực, vị thế cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Quản lý hàng tồn kho: công đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng cung cầu cũng như đảm bảo những rủi ro trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Mục tiêu của việc này là giữ lương tồn kho ở mức tối thiểu (hợp lý) và loại bỏ những chi phí dư thừa trong việc tạo ra giá sản phẩm cuối cùng.

2. Quản lý nguồn cung ứng

Hoạt động cho phép doanh nghiệp có được nhiều sự lựa chọn và đảm bảo nhất trong việc cung ứng đầu vào cho sản xuất.

Luôn đảm bảo lượng đầu vào đầy đủ với giá thành tốt nhất.

3. Sản xuất

Có thể coi sản xuất giống như trái tim của hệ thống SCM. Tại đây, doanh nghiệp cần:

- Thiết kế sản phẩm: đảm bảo phù hợp với mong muốn của khác hàng

- Đảm bảo hoạt động sản xuất: khoa học, đáp ứng thời gian giao hàng

- Quản lý trang thiết bị

4. Phân phối

Hoạt động này giống như “huyết mạch” tạo nên sự trơn tru cho toàn bộ hoạt động của hệ thống SCM. Phân phối sẽ bao gồm toàn bộ từ việc:

- Quản lý đơn hàng

- Lập kế hoạch giao hàng

- Thực hiện đổi/trả hàng

- Xử lý các công việc phát sinh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về SCM là gì, vai trò và những hoạt động chính khi quản lý chuỗi cung ứng. Nếu có thêm những thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ cho chuỗi cung ứng hàng hóa, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS