Khu vực đầu tiên mà bạn đặt chân đến Hải Phòng chính là sân bay quốc tế Cát Bi. Vì vậy việc tìm kiếm thông tin của các hãng hàng không, hay thời gian gian bay và cách thức di chuyển là điều mà hành khách không thể bỏ qua. Để biết được tất tần tật về sân bay Cát Bi cùng ALS tham khảo các thông tin trong bài viết này nhé.
Sân Bay Cát Bi được thi công và xây dựng vào thời Pháp thuộc, với mục đích phục vụ quân sự cho thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, khi đất nước thoát khỏi ách thống trị, sân bay đã được cải tạo và phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Được biết đến là tiền thân của sân bay quân sự, hiện nay sân bay quốc tế Cát Bi có tầm quan trọng đối với khu vực duyên hải Bắc Bộ. Sở hữu vị trí thuận lợi tại thành phố Hải Phòng làm cầu nối thu hút khách du lịch dừng chân tại nơi đây.
Cấu trúc sân bay hiện tại có 1 đường băng, 4 đường lăn và khu nhà ga hành khách có diện tích lên đến 3.047m2. Các khu vực phục vụ hành khách sẽ được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ tốt nhất. Tại đây bạn có thể sử dụng các dịch vụ miễn phí như wifi, nhà vệ sinh công cộng,...
Cho đến nay, sân bay quốc tế Cát Bi đã tiếp nhận và phục vụ hơn 2.5 triệu lượt khách, cùng với 20 tấn hàng hóa và 14.000 chuyến bay di chuyển trong nước và quốc tế. Giới thiệu đến bạn một số thông tin về số liệu của sân bay Quốc Tế Cát Bi:
- Tên Tiếng Anh sân bay: Cat Bi International Airport
- Mã IATA: HPH
- Mã ICAO: VVCI
- Kiểu sân bay: Dân dụng/Quân sự
Sân bay quốc tế Cát Bi không chỉ được biết đến là bay quân sự mà còn kết hợp với hoạt động bay dân dụng. Nơi đây sẽ được hoạt động 24/24 tiếp nhận các chuyến bay thường lệ và không thường lệ để phục vụ khách hàng.
Sân bay quốc tế Cát Bi tại Hải Phòng được xây dựng 2 đường băng phục vụ cho việc cất cánh - hạ cánh của máy bay, với kích thước 2050m x 45m.
Hiện tại sân đỗ các loại tàu bay của sân bay quốc tế Cát Bi sẽ có 10 vị trí đỗ. Tương lai đến năm 2025 sẽ xây dựng thêm 6 vị trí đỗ máy bay.
Với diện tích khá lớn, tại đây có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung cho đến cỡ lớn như: Boeing (767, 777, 787, 737-400) hoặc Airbus (a320-321, 330, 350) và tương đương.
Nhà ga hành khách sân bay Cát Bi có kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ Lễ hội chọi trâu Hải Phòng. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của nhà ga được đảm bảo theo tiêu chuẩn hàng không quốc tế.
Nhà ga có tổng diện tích 15.630m2, được chia thành 2 khu vực đến và đi độc lập, phục vụ đồng thời khách nội địa và khách quốc tế.
Tầng 2 là khu vực ga đi, được thiết kế theo dạng mái vòm, chứa đựng 29 quầy thủ tục. Phía trước có tiền sảnh nối với hệ thống thông tầng và hai lối vào dành cho khách quốc tế và khách nội địa. Tại khu vực làm thủ tục có 29 quầy, trong đó quầy 1-16 dành cho các chuyến bay nội địa, quầy 17-29 dành cho các chuyến bay quốc tế.
Nhà chờ ra của máy bay sẽ được phân thành hai khu vực nội địa và quốc tế rõ ràng. Nhà ga nội địa nằm ở nửa phía đông với lối ra 1-4, nhà ga quốc tế nằm ở phía tây với lối ra 5 và 6. Có 6 lối ra, hành khách có thể lên máy bay qua 2 cầu ống lồng đôi hoặc 4 lối ra xe buýt.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng).
Theo đánh giá của công ty tư vấn, thời gian vừa qua, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi chứng kiến sự tăng trưởng rất nhanh và bền vững. Theo đó, tăng trưởng sản lượng hành khách quốc tế trong cả giai đoạn 2015 - 6 tháng năm 2022 vô cùng ấn tượng, trung bình đạt 311%, còn hành khách nội địa đạt 18,8%.
Cũng trong trong thời gian qua và trong tương lai, TP. Hải Phòng đang thúc đẩy thương mại với các nước đặc biệt các tập đoàn sản xuất máy bay như Boeing đặt nhà máy sản suất linh kiện ở Hải Phòng dẫn đến Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sẽ đón một làn sóng lớn các hãng hàng không quốc tế mở đường bay mới đến với Hải Phòng và các hãng hàng không truyền thống mở rộng mạng lưới và tăng tần suất chuyến bay.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các hãng hàng không nội địa đó là sự lớn mạnh của Vietnam Airlines, việc tái cơ cấu thành công của Jetstar Pacific và đặt biệt là sự phát triển thần kỳ của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air và sự tham gia của hãng hàng không Bamboo Airways, cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển cho sân bay Cát Bi.
Nếu đề xuất được chấp thuận, thì trong giai đoạn 2021 - 2030, mạng cảng hàng không cả nước được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM. Trong đó, sẽ hình thành 30 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 16 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa).
Trên đây là một số thông tin về sân bay Quốc tế Cát Bi mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm hơn về khu vực sân bay này.