Sân bay Liên Khương hay còn được gọi là sân bay Đà Lạt. Đây là một trong 3 sân bay lớn nổi tiếng ở khu vực Tây Nguyên và không còn quá xa lạ với các bạn trẻ Việt Nam cùng du khách ngoài nước. Sự ra đời của sân bay Liên Khương đã đóng góp nhiều ý nghĩa to lớn trong việc chuyên chở hành khách - hàng hóa, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch của nước ta nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về Sân bay Liên Khương, mời quý bạn đọc cùng ALS đến với những thông tin dưới đây.
Sân bay Liên Khương giữ vai trò quan trọng trong việc phục vụ các đường bay đưa khách thập phương trong và ngoài nước đến với thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Dưới đây là các thông tin tổng quan về sân bay nổi tiếng này:
Hiện nay, Sân bay Liên Khương đang có công suất phục vụ từ 2,5 - 3 triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm, sân bay đang trong quá trình khai thác các chuyến bat từ 10 tỉnh thành phố đến và đi. Cùng với đó, Sân bay Liên Khương còn được công nhận là một trong những sân bay có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Được biết, cảm hứng thiết kế sân bay được dựa trên hình ảnh bông hoa dã quỳ vàng - biểu tượng của xứ ngàn hoa.
Được biết, Sân bay Liên Khương đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế với kinh phí hơn 260 tỷ đồng và đã đi vào hoạt động và cuối tháng 12/2009. Sẵn sàng kết nối thành phố du lịch này với các tỉnh, thành phố sầm uất trong nước cùng các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Cụ thể, cơ sở hạ tầng vật chất tại Sân bay Quốc tế Liên Khương như sau:
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đề xuất Bộ GT-VT xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương từ cảng hàng không quốc nội cấp 4D lên quy mô cảng hàng không quốc tế cấp 4E với đầy đủ hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ và hệ thống thiết bị phụ trợ đường tiên tiến, hiện đại để tiếp nhận các loại máy bay thân lớn như Airbus A380, Boeing 787… theo phương thức đối tác công tư.
Theo đó, công suất thiết kế đến năm 2030 là 5.000.000 hành khách/năm (xây dựng bổ sung 01 nhà ga quốc tế, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống thiết bị...) trên diện tích đất khoảng 340,84 ha (theo diện tích đất hiện có). Tổng mức đầu tư khoảng 4.328 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư huy động 100% của nhà đầu tư; thời gian thực hiện: 2023 – 2026.
Ngày 3.12, Ban Giám đốc Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng), cho biết từ đầu tháng 12.2022, Cảng hàng không Liên Khương mở lại nhiều đường bay đi và đến sân bay Liên Khương từ Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc…sau thời gian dài tạm ngưng do dịch bệnh.
Việc mở lại các đường bay quốc tế đi và đến Cảng hàng không Liên Khương trước thềm Festival Hoa Đà Lạt nhằm thu hút du khách, các doanh nhân quốc tế đến với Đà Lạt, Lâm Đồng, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch Đà Lạt; đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân đến tham quan du lịch các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về kết quả rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các sân bay quốc tế lớn đóng vai trò đầu mối: Long Thành giai đoạn I; Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; Mở rộng nhà ga T2 Nội Bài; Đường cất hạ cánh số 3; Nhà ga T3 Nội Bài.
- Đầu tư xây dựng mở rộng, xây dựng mới các cảng hàng không tại vùng sâu, vùng núi, hải đảo: Điện Biên, Sa Pa, Pleiku, Côn Đảo...
- Đầu tư xây dựng, mở rộng các cảng hàng không bảo đảm quốc phòng - an ninh tại Thọ Xuân, Phan Thiết…
- Mở rộng các cảng hàng không đáp ứng nhu cầu vận tải: Cát Bi, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Phù Cát, Liên Khương.
Bài viết đã trình bày cụ thể các thông tin quan trong về Sân bay Liên Khương. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về sân bay nổi tiếng này. Đọc thêm tin tức Tại Đây