Mọi kho hàng hoạt động đều cần tuân theo những quy trình vận hành, khai thác tiêu chuẩn. Cùng tìm hiểu về quy trình vận hành kho hàng nói chung thông qua bài viết dưới đây.
Quy trình vận hành kho hàng được sinh ra để đảm bảo hàng hóa trong kho được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả.
Toàn bộ quá trình hàng hóa được tiếp nhận, khai thác, lưu trữ cho đến khi xuất ra khỏi kho cần tuân theo quy trình chi tiết cụ thể, liên tục được cập nhật để phù hợp với những giai đoạn cụ thể của thị trường sản xuất – kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia.
Quy trình vận hành kho hàng sẽ được chia ra làm 2 nhóm với 5 hoạt động chính
- Inbound: liên quan đến hoạt động nhập và sắp xếp hàng hóa
- Outbound: liên quan đến hoạt động xuất, đóng gói và giao hàng
Chuỗi 5 hoạt động chính trong quy trình vận hành kho hàng sẽ lần lượt là:
Nhập –> Sắp xếp -> Lấy -> Đóng gói -> Giao hàng.
Chúng ta sẽ xem chi tiết từng hoạt động này ngay sau đây.
Quá trình nhập hàng sẽ được tính từ lúc kho bắt đầu tiếp nhận yêu cầu hàng đến. Trong quá trình chờ hàng đến, kho cần bố trí đầy đủ các phương tiện, nhân sự để đảm bảo sẵn sàng cho công tác nhận hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quy trình.
Trong quá trình nhập hàng, chúng ta cần xác định đúng và đủ các sản phẩm được nhập. Việc hàng được nhập kho sẽ thể hiện việc chuyển giao trách nhiệm bảo vệ tình trạng hàng hóa cho kho tại thời điểm tiếp nhận.
Những hàng hóa bất thường, có vấn đề nên được theo dõi, loại bỏ hoặc xử lý ngay từ khâu đầu vào này.
Để tối ưu hơn tại bước này, các kho có thể trang bị thêm các xe nâng điện, băng tải, các máy đo kích thước hàng hóa tự động và quan trọng nhất là nên sử dụng một hệ thống phần mềm quản lý kho một cách hiện đại, chính xác.
Hàng hóa sau khi được tiếp nhận sẽ được sắp xếp và lưu kho.
Quá trình này sẽ được tính từ khi hàng hóa đã được nhập xong vào các vị trí lưu trữ và cập nhật lại các thông tin đó trên hệ thống.
Trước khi quá trình tiếp nhận hàng hóa diễn ra thì bộ phận quản lý kho đã cần phải lên kế hoạch, xác định trước các vị trí trống sẽ sử dụng để lưu hàng hóa. Như vậy, hàng hóa mới được tiếp nhận và sắp xếp một cách nhanh chóng nhất, ít thời gian nhất.
Nâng cao hơn, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hệ thống để tính toán khoảng cách di chuyển và sắp xếp phù hợp nhất đối với các loại hàng hóa trong kho.
Quá trình này sẽ được bắt đầu khi kho tiếp nhận các đơn hàng của khách.
Bộ phận kho sẽ tiến hành trích xuất vị trí trên hệ thống, kiểm tra lại lượng hàng hóa trong kho và xác nhận tình trạng đối với khách hàng trước khi lấy hàng và thực hiện các bước tiếp theo.
Trong hoạt động lấy hàng, phần đa thời gian phát sinh chủ yếu để từ khâu di chuyển, tìm kiếm hàng (điều này lại càng cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu hóa việc sắp xếp hàng hóa trong kho tại bước 2).
Dựa vào danh sách lấy hàng, bộ phận quản lý kho sẽ điều phối lượng phương tiện và nhân sự phù hợp để đảm bảo thời gian lấy hàng, tăng tỷ lệ chính xác cũng như thời gian phản hồi yêu cầu của khách hàng.
Để lấy hàng, chúng ta có thể áp dụng nhiều chiến thuật như:
- Lấy hàng theo khu vực
- Lấy hàng loạt
- Lấy hàng rời rạc
- Lấy hàng theo cụm
Hoặc áp dụng các công nghệ như lấy hàng tự động bằng giọng nói, … để xử lý việc lấy hàng.
Hoạt động đóng gói sẽ bao gồm cả việc kiểm tra, lựa chọn phương thức đóng gói, scan và cập nhật lại thông tin, tình trạng hàng hóa, lấy mã số vận đơn để cập nhật lại các thông tin này cho khách hàng.
Ngay sau hoạt động đóng gói, hàng hóa sẽ được chuyển giao cho đơn vị vận chuyển để thực hiện công tác bốc xếp, vận chuyển chúng tới tay người tiêu dùng.
Sau khi hàng hóa rời đi, bộ phận kho cũng cần cập nhật lại tình trạng, thời gian hàng hóa rời kho trên hệ thống để khách hàng cập nhật lại thông tin.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về quy trình vận hành kho hàng. Nếu có những thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ kho lưu trữ hàng hóa, quý khách có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.