Với sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh trong thời gian gần đây, số lượng kho lạnh ở nước ta đang “mọc” lên nhanh chóng.
Ngoài những hệ thống kho lạnh được đầu tư hiện đại, bài bản, theo tiêu chuẩn Quốc tế, cũng có rất nhiều hệ thống kho lạnh tự phát do cá nhân/đơn vị không chuyên phát triển. Điều này khiến cho chất lượng của nhiều kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp/tập đoàn lớn.
Chính vì vậy, kiểm định hệ thống lạnh là công việc cần thiết để đảm bảo đầu ra chất lượng cho các kho lạnh hiện nay. Hoạt động này sẽ đánh giá, kiểm tra, kiểm định các yếu tố về an toàn, kỹ thuật theo quy chuẩn ứng với thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH.
Cùng tìm hiểu thêm về quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh tiêu chuẩn do Cục An toàn Lao Động của nước ta soạn thảo thông qua bài viết dưới đây.
Các hệ thống lạnh, kho lạnh sẽ cần được kiểm định theo các mốc thời gian:
- Kiểm định lần đầu: đây là quá trình kiểm định lần đầu tiên trước khi đưa hệ thống kho lạnh vào sử dụng thực tế.
- Kiểm định định kỳ: đây là quá trình kiểm định theo chu kỳ được quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn
- Kiểm định bất thường: đây là quá trình kiểm định trong những tình huống phát sinh như: kho lạnh, hệ thống lạnh ngừng cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian, kho sửa chữa nâng cấp, có yêu cầu kiểm định từ cơ quan bên ngoài, …
Đối với hệ thống an toàn lạnh, chúng ta có hẳn một bộ các tiêu chuẩn để kiểm tra giám sát như:
- QCVN01: 2008 – BLĐTBXH: Bộ quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực.
- QCVN11: 2015 – BLĐTBXH: Bộ quy chuẩn kỹ thuật Quốc về về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh
- TCVN6104:2015 (ISO 5149): Bộ tiêu chuẩn về hệ thống lạnh và bơm nhiệt liên quan đến an toàn lao động và môi trường.
- TCVN6155 và TCVN6156:1996: Bộ tiêu chuẩn về lắp đặt, sửa chữa, sử dụng và phương pháp thử đối với bình chịu áp lực.
- TCVN6008:2010: Bộ tiêu chuẩn về kỹ thuật và phương pháp thử đối với thiết bị áp lực, mỗi hàn
- TCVN8366:2010: Bộ tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo của bình chịu áp lực
- TCVN9358:2012: Bộ tiêu chuẩn chung về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp
- TCVN9385:2012: Bộ tiêu chuẩn chung về hướng dẫn, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng
Để thực hiện kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh, các đơn vị có đủ năng lực sẽ thực hiện theo đầy đủ các bước.
Lưu ý rằng, quá trình kiểm định sẽ được thực hiện chi tiết theo từng bước, bước nào đạt yêu cầu mới chuyển sang bước kế tiếp. Kết quả kiểm tra sẽ được ghi lại vào bản ghi hiện trường theo mẫu quy định và lưu lại tại tổ chức kiểm định.
Các yếu tố kiểm tra bao gồm:
- Mặt bằng lắp đặt hệ thống
- Hệ thống chiếu sáng, cầu thang, giá treo, sàn
- Hệ thống chống sét, an toàn tiếp nối đất
- Kiểm tra các thông tin kỹ thuật trên nhãn mác
- Kiểm tra tình trạng an toàn thiết bị
- Kiểm tra các mối hàn, cặn bẩn, han gỉ, …
- Kiểm tra tình trạng chịu lực của các bề mặt kim loại
- Thử nghiệm độ bền, thử kín, …
- Vân hành hệ thống lạnh, điều kiện làm việc, hệ thống chỉ báo, …
- Hệ thống lạnh sẽ được dán tem kiểm định an toàn kỹ thuật khi đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh. Quý khách cũng có thể yên tâm rằng, toàn bộ hệ thống kho lạnh của ALS đã được kiểm định và đánh giá thường xuyên, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp ra thị trường. Đó cũng là lý do vì sao, chúng tôi luôn là đối tác cung cấp giải pháp kho lạnh cho rất nhiều doanh nghiệp/tập đoàn đang kinh doanh trong chuỗi cung ứng lạnh trong nước cũng như Quốc tế.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về hệ thống kho lạnh lưu trữ
Đừng ngân ngại, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất