Mỗi loại hàng hóa khi bảo quản lạnh cần tuân theo các quy trình thực hiện khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình bảo quản lạnh các loại hàng hóa qua bài viết dưới đây.
Có thể hiểu đơn giản rằng “bảo quản lạnh” là hình thức lưu trữ hàng hóa cơ bản, sử dụng việc hạ thấp nhiệt độ nhằm làm ức chế quá trình phát triển sinh hóa, trao đổi chất bình thường của các loại hàng hóa. Từ đó, hàng hóa giữ được chất lượng lâu hơn.
Trong điều kiện lạnh, các vi khuẩn sẽ tạm ngưng sinh sôi, phát triển từ đó hàng hóa giữ được trạng thái tươi lâu hơn, giống như tại thời điểm được lưu trữ.
Bảo quản lạnh giúp rau củ quả được tươi và sử dụng trong thời gian dài hơn.
Quá trình bảo quản lạnh rau củ quả sẽ tuân theo các bước:
- Thu hoạch rau củ quả
- Sơ chế và lọc bỏ những loại rau củ quả sâu, hại, hư hỏng
- Làm sạch các rau củ quả được lựa chọn
- Đóng gói
- Đưa rau củ quả vào kho mát bảo quản ở dải nhiệt độ trung bình từ 0 – 12 độ C, độ ẩm từ 90 – 95%, hàm lượng oxy ở mức 5 – 10% và trong điều kiện ánh sáng tối.
Tùy theo đặc tính của mỗi loại rau của quả, chúng có thể bảo quản lạnh được trong thời gian khác nhau.
Các loại thủy hải sản nếu không được bảo quản lạnh vs quy trình kỹ càng dễ bị biến đổi tính chất, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi lưu trữ.
Quá trình bảo quản lạnh đối với thủy hải sản bao gồm:
- Sơ chế thủy hải sản: làm sạch thủy hải sản trước khi xử lý và đưa vào kho lạnh lưu trữ
- Cân đo lại trọng lượng lưu trữ: thủy hải sản sau khi sơ chế thường sẽ hao hụt trọng lượng lớn do mất nước hay được làm sạch các bộ phận, các tạp chất bên ngoài, …
- Đóng gói: thủy hải sản sẽ được đóng trong các khuân, thùng, … để dễ dàng trong việc sắp xếp và vận chuyển.
- Đông lạnh: đây là quá trình làm lạnh sâu thủy hải sản để nhanh chóng đưa hàng hóa ở trạng thái “đóng băng” lý tưởng, giữ được chất lượng tại thời điểm ban đầu khi sơ chế.
- Đưa vào kho bảo quản lạnh
Quy trình bảo quản nông sản được bắt đầu từ lúc nông sản được thu hoạch cho tới khi được đưa vào kho để bảo quản lạnh.
Theo đó nông sản sẽ được:
- Thu hoạch (tại vườn, cơ sở cây trồng)
- Sơ chế: nhằm loại bỏ các nông sản xấu, bệnh để tránh ảnh hưởng khi lưu trữ vs các loại nông sản khác. Bên cạnh đó, công đoạn này cũng sẽ tiến hành làm sạch và loại bỏ các tạp chất ở bề mặt ngoài của nông sản.
- Đóng gói: các nông sản sau khi được sơ chế sẽ được đóng gói để chuẩn bị đưa vào kho bảo quản
- Đưa vào kho lạnh: các nông sản được đưa vào các kho lạnh với độ ẩm khoảng 70%, nhiệt độ dao động từ 18 – 20 độ C, kho kín với hàm lượng oxy thấp và ánh sáng yếu
- Sắp xếp nông sản: nông sản sẽ được lưu trữ trong kho lạnh có điều kiện ở trên trong vòng 10 – 14 ngày trước khi được điều chỉnh nhiệt độ lại trong kho trong giai đoạn bảo quản kế tiếp
- Bảo quản giai đoạn 2: nông sản được lưu trữ trong điều kiện 2 – 4 độ C, độ ẩm khoảng 90 – 95% trong thời gian còn lại trước khi được xuất tới người tiêu dùng cuối cùng.
(Lưu ý rằng điều kiện bảo quản có thể có sự sai lệch giữa các loại nông sản khác nhau, điều kiện bảo quản được nêu trong bài viết là điều kiện trung bình, phù hợp với hầu hết các loại nông sản phổ biến hiện nay).
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về quy trình bảo quản lạnh cho các loại hàng hóa khác nhau. Đây cũng chính là quy trình mà ALS áp dụng để bảo quản và lưu trữ các sản phẩm, hàng hóa đặc thù trong hệ thống kho lạnh của công ty.
Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ kho lạnh hay quy trình bảo quản lạnh hàng hóa đặc thù, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.