Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho

19.08.2022

Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho bao gồm những hoạt động nào. Công việc chi tiết trong từng hoạt động có những gì? Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.

I. Tại sao cần phải bảo quản hàng hóa trong kho?

Bảo quản hàng hóa trong kho là hoạt động cần thiết mà doanh nghiệp hay đơn vị cung ứng dịch vụ kho vận nào cũng cần thực hiện.

Hoạt động này không chỉ cần thực hiện hàng tháng, mà cần thực hiện định kỳ hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo cho hàng hóa luôn ở trong trạng thái tốt nhất (cả về số lượng cũng như chất lượng), cũng như kịp thời giải quyết các rủi ro phát sinh tiềm ẩn trong quá trình lưu trữ.

Quá trình bảo quản hàng hóa được thực hiện một cách thường xuyên liên tục sẽ giúp:

- Cân bằng lượng hàng hóa tồn kho, đảm bảo cung cầu của thị trường

- Tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nhân lực để sắp xếp, vận hành kho lưu trữ

- Xác định nhanh chóng các loại hàng hóa được lưu trữ, thời gian lưu trữ cũng như tính chất của từng loại hàng hóa (theo từng khu vực), nhờ đó các loại hàng hóa hết hạn hay dễ hỏng sẽ có xu hướng được cảnh báo đưa ra thị trường sớm. Nhờ đó, doanh nghiệp tránh được những thiệt hại hư hỏng, lãng phí không đáng có.

II. Bảo quản hàng hóa trong kho bao gồm những hoạt động nào?

Quá trình hàng hóa được bảo quản trong kho chủ yếu liên quan đến ba nhóm hoạt động chính.

1. Lưu trữ và sắp xếp hàng hóa

Hàng hóa trong kho nên được đặt trên hệ thống giá kệ tiêu chuẩn, hoặc được đặt trên các vật liệu “đệm” như pallet, … để tránh hàng hóa được đặt và tiếp xúc trực tiếp xuống dưới nên (dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài (ẩm mốc, mối mọt, …).

Ngoài ra, hàng hóa nên được phân thành từng loại, nhóm hàng để ở những khu vực riêng với barcode quản lý để dễ dàng trong việc tìm kiếm, truy xuất thông tin hàng hóa.

Việc sắp xếp hàng hóa cũng cần lưu ý về không gian, đảm bảo lối đi giữa các giá kệ thông thoáng, đủ để nhân sự, xe nâng, … đi lại cũng như tạo môi trường an toàn, vệ sinh cho kho lưu trữ

2. Lưu kho hàng hóa

Hàng hóa trong kho sẽ được quản lý theo hệ thống barcode tiên tiến.

Thông qua sổ kho, barcode toàn bộ thông tin hàng hóa có thể được truy xuất nhanh chóng, dễ dàng khi nhân viên kho tiến hành quản lý.

Quá trình lưu, bộ phận quản lý kho cần đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy trình vận hành của tổ chức, thường xuyên kiểm tra về tình trạng hàng hóa, điều kiện bảo quản, an toàn cháy nổ, … thường xuyên.

3. Kiểm kê hàng hóa

Hoạt động kiểm kê hàng hóa không chỉ được thực hiện tại thời điểm hàng hóa xuất/nhập vào kho. Mà quá trình này cần được thực hiện một cách định kỳ (hàng tuần/hàng tháng).

Công việc này giúp cho hàng hóa trong kho luôn được sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng. Tránh được nhưng nguy cơ đổ vỡ, va chạm hàng hóa (sau mỗi quá trình khai thác).

Kiểm kê cũng sẽ giúp cho bộ phận quản lý kho nhận biết được những loại hàng hóa nào cần theo dõi, quan sát đặc biệt, để đẩy hàng đi trước.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm được phần nào về các hoạt động trong quy trình bảo quản hàng hóa trong kho nói chung. Nếu cần tư vấn thêm về các dịch vụ kho vận lưu trữ hàng hóa, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS