Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA

02.08.2021

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không là một hình thức vận tải khá khó khăn và cần phải tuân thủ theo quy định của IATA. Muốn làm hàng nguy hiểm thì bạn phải có chứng chỉ Hàng nguy hiểm - DG do IATA cấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA.

1. IATA là gì?

IATA là tên viết tắt của International Air Transport Association - Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Đây là một hiệp hội thương mại của các hãng hàng không quốc tế có trụ sở tại Montreal - Canada. Khởi đầu với 57 thành viên vào năm 1945, đến nay thì IATA đã có 290 thành viên của 120 quốc gia. Các thành viên IATA chiếm tới 82% lưu lượng vận tải hàng không toàn cầu.

IATA hoạt động trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải đường hàng không. IATA cũng chính là cơ quan đưa ra những quy định và hướng dẫn về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. 

Trong đó quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA là quy định rất quan trọng mà các Công ty phục vụ hàng hóa và người gửi hàng bắt buộc phải nắm được.

Tìm hiểu thêm về IATA tại: https://www.iata.org/

2. Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA

Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Theo tính chất hóa lý thì chúng được IATA phân thành 9 loại sau:

Loại 1: Chất nổ

Loại 2: Khí ga 

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy

Loại 4: Chất rắn dễ cháy

Loại 5: Chất ôxy hóa; các hợp chất ô xít hữu cơ

Loại 6: Chất độc hại; các chất lây nhiễm

Loại 7: Chất phóng xạ

Loại 8: Chất ăn mòn

Loại 9: Hàng nguy hiểm khác

Ví dụ một số loại hàng thuộc danh mục hàng nguy hiểm:

 

 

 

➷ Khí oxy

➷ Chất nổ

➷ Pin lithium

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho tàu bay cùng hành khách trên tàu bay, IATA đã đưa ra quy định tại cuốn IATA Dangerous Goods Regualtion Manual (IATA DGR) cho các hãng hàng không và người gửi hàng khi vận chuyển hàng nguy hiểm như sau: 

  • Quy định về việc đánh dấu và dán nhãn hàng nguy hiểm: Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp lệ theo quy định tại IATA DGR sẽ không được chấp nhận vận chuyển, lưu ý phải sử dụng Tiếng Anh để đánh dấu bao bì.
  • Quy định về việc đóng gói hàng nguy hiểm: Hàng hoá nguy hiểm cần được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách tại quy định của IATA DGR. Bất kỳ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại và bao gói mới đóng này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với IATA DGR.
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm: Mỗi loại hàng hóa sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau và do các bộ, ngành khác nhau quản lý. Chính vì thế, tùy mặt hàng nguy hiểm sẽ được cấp giấy phép bởi cơ quan phù hợp.
  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSSD - Material Safety Data Sheet): người gửi hàng cần cung cấp bản MSDS chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của hàng hóa. MSDS sẽ giúp con người hiểu rõ tính chất của vật liệu để tự phòng tránh nhiễm độc, tai nạn khi tiếp xúc hoặc nếu trong trường hợp xảy ra rủi ro thì luôn luôn có được chỉ dẫn cấp cứu nhanh chóng.
  • Đào tạo về Hàng nguy hiểm: Các hãng bay cũng như các công ty logistics, người gửi hàng phải được đào tạo và có chứng chỉ về “Hàng nguy hiểm – DG” của IATA cấp để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định khi phục vụ hàng nguy hiểm, tránh gây ra những tai nạn và sự cố đáng tiếc.

3. Đào tạo về Vận chuyển Hàng nguy hiểm bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không rất phức tạp và nghiêm ngặt, để hiểu rõ và đủ điều kiện cấp phép, Quý khách vui lòng liên hệ các Trường đào tạo được IATA cấp phép để được tư vấn chính xác nhất.

Hiện nay ALS là cơ sở duy nhất tại miền Bắc được đồng thời Cục Hàng không Việt Nam và IATA cấp phép tổ chức các khóa đào tạo Hàng nguy hiểm. Tham gia các khóa học về Hàng nguy hiểm tại ALS, học viên sẽ được trải nghiệm chương trình đào tạo chuẩn IATA và bổ sung nội dung thực hành độc quyền tại ALS. 

Với gần 10 năm kinh nghiệm đào tạo cho gần 120 đối tác như: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Jetstar Airways, China Southern Airlines, Cảng HKQT Vân Đồn, NCTS, Turkish Cargo, Expeditor, DB.Schenker, Hoàng Hà logistics, Nippon, Kuehne + Nagel, KGL, Indo Trans, Viettelpost… Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm kiến thức và kinh nghiệm xử lý hàng hóa nguy hiểm sẽ được truyền đạt đầy đủ và dễ hiểu, dễ làm nhất cho cả những người chưa từng học. 

Liên hệ: Trung tâm đào tạo ALS – Trường đào tạo hàng nguy hiểm của IATA tại Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 4, ga Hàng hóa ALS, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội.

Hotline: 0358 584 936 (Ms. Hương)

Email: training.als@als.com.vn

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng Trung tâm đào tạo ALS

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS