Hạn ngạch xuất nhập khẩu Quota là gì?

20.06.2022

Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới khái niệm Quota. Vậy hạn ngạch Quota là gì? Cùng ALS tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

1. Khái niệm Quota là gì?

Hạn ngạch xuất nhập khẩu hay Quota (tiếng anh) là đại lượng thể hiện giới hạn tối đa (về khối lượng hoặc giá trị) của hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu trong các hợp đồng ngoại thương. Thông thường Quota sẽ giới hạn theo thị trường xuất nhập khẩu và thời gian.

Thời gian nói trên được các cơ quan có thẩm quyền quy định và thường dưới 1 năm.

Quota thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng đặc thù, có ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế nhằm các mục tiêu:

- Bảo vệ các nhà sản xuất trong nước: vừa mang tính thúc đẩy sản xuất trong nước,  vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà sản xuất nội địa.

- Cân bằng sản xuất và tiêu dùng: theo đó các hàng hóa nhập khẩu sẽ được giới hạn về số lượng, hàng hóa cũng được giữ ở mức ổn định, cân bằng cung cầu và giá cả trong nước.

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên của Quốc gia

- Bảo tồn văn hóa dân tộc

- Đảm bảo lượng ngoại tệ cân bằng

- Giữ vững những cam kết của Chính phủ

2. Các hình thức Quota là gì?

Trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 hình thức Quota cơ bản đó là hạn ngạch thuế quan và Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.

* Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota)

Đối với hình thức này hạn ngạch và thuế quan sẽ được kết hợp với nhau để giới hạn lượng hàng hóa nhập khẩu. Theo đó với những hàng hóa nằm trong giới hạn hạn ngạch sẽ được áp dụng mức thuế quan thấp hơn với những hàng hóa có số lượng nhập vượt hạn ngạch cho phép.

Ví dụ: Đối với các nhà nhập khẩu cafe, Nhà nước sẽ áp mức thuế khoảng 15 – 20% khi số lượng hàng hóa nhập khẩu dưới 10 tấn, nhưng sẽ áp mức thuế khoảng 60 – 80% nếu lượng hàng hóa nhập khẩu vượt trên 10 tấn. Vậy nếu một doanh nghiệp mà nhập 12 tấn thì 10 tấn đầu sẽ được hưởng hình thức thuế quan ưu đãi và 2 tấn còn lại sẽ chịu mức thuế quan phá vỡ mức hạn ngạch.

* Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)

Đây là hạn ngạch giới hạn áp dụng bởi các nước xuất khẩu, theo yêu cầu của chính phủ nhập khẩu.

Ví dụ điển hình của hình thức hạn ngạch này đó là việc giới hạn số lượng ô tô xuất khẩu của Nhật Bản vào Mỹ. Nằm 1981, theo chính sách của Mỹ thì số lượng ô tô của Nhật nhập vào Mỹ giới hạn ở mức 1,68 triệu chiếc/năm. Con số này được nâng lên thành 1,85 triệu chiếc vào năm 1984. Cho đến nay, con số này vẫn còn những hạn chế nhất định do quy định của chính phủ Mỹ.

3. Quy định về một số loại hạn ngạch Quota đặc biệt?

Pháp luật có quy định rõ về hạn quạch Quota Quốc tế.

Theo đó, đối với hạn ngạch thuế quan (Tariff Quota) phân biệt rõ về thuế quan theo lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Thuế quan ưu đãi: áp dụng cho các doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện riêng, khối lượng nhập xuất trong hạn ngạch. Thuế suất áp dụng có thể là 0% hoặc thuế suất ở mức thấp

- Thuế suất cao áp dụng cho khối lượng hàng hóa nhập xuất vượt hạn ngạch.

Ngoài ra, trên thị trường thế giới sẽ có hạn ngạch Quốc tế.

Hạn ngạch này được sử dụng trong các hiệp hội ngành đặc thù, có quy định rõ về từng mức để giớ hạn lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước tham gia trong tổ chức, ổn định giá trên phương diện Quốc tế, bảo vệ quyền lợi, sự công bằng về lợi ích cho toàn bộ thành viên cho ngành.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về Quota là gì. Nếu cần thêm những tư vấn về kiến thức Logistics nói chung hay các dịch vụ Logistics nói riêng, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS