Phân biệt sự khác nhau giữa Shipper và Consignor là gì?

07.10.2021

Có thể nói Shipper và Consignor là hai khái niệm cơ bản nhất trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cùng ALS tìm hiểu thêm Shipper và Consignor là gì thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

1. Định nghĩa chính xác về Shipper và Consignor là gì?

Những khái niệm như Shipper, Buyer, Seller, Consignee và Consignor vô cùng quen thuộc với những người làm Logistics, xuất nhập khẩu.

Vậy thế nào là Buyer/Seller?

Sự khác nhau giữa Consignee là Consignor là gì?

Shipper là gì?

Bên cạnh đó chúng ta có thể tìm hiểu thêm các khái niệm như Carrier.

Những khái niệm này lại vô cùng dễ nhầm nếu như bạn thiếu những kiến thức chuyên môn.

- Consignor là người gửi hàng: đây là người chịu trách nhiệm gửi hàng, là bên ký hợp đồng vận tải với bên giao nhận vận tải hàng hóa

- Consignee là người nhận hàng: đây là người có trách nhiệm và nghĩa vụ nhận hàng hóa theo hợp đồng thương mại

Khái niệm Consignor và Consignee thường liên quan đến các chứng từ, mã vận đơn (Bill of Lading) của hợp đồng ngoại thương giữa bên mua và bên bán. Consignor và Shipper nhiều trường hợp khá tương đồng với nhau.

- Shipper chính là người gửi hàng, là cá nhân/đơn vị ký trực tiếp hợp đồng với bên vận tải

- Ngoài ra, ta còn có Carrier đó chính là đơn vị vận tải, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận đến địa điểm giao theo điều khoản cam kết.

Trong các hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta còn có thể gặp thêm các khái niệm như:

- Buyer hay người mua hàng: là đơn vị có trách nhiệm trả tiền hàng, đừng tên ở vị trí người mua trong hợp đồng thương mại.

- Seller hay người bán hàng: là đơn vị đứng tên ở vị trí người bán trong hợp đồng thương mại.

2. Ví dụ thực tế và cách phân biệt giữa các khái niệm

Để hiểu đơn giản hóa về các thuật ngữ nói trên, chúng ta có thể quy đơn giản hơn vào trong các nghiệp vụ trong hợp đồng ngoại thương:

- Trong các điều khoản mua bán hàng hóa: thì người bán sẽ là Seller, còn người mua sẽ là Buyer

- Trong các điều khoản liên quan đến vận tải: thì người gửi hàng sẽ là Consignor/Shipper, còn người nhận hàng là Consignee (Cnee)

Lấy một ví dụ đơn giản như sau, công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu khẩu cho công ty B tại Hoa Kỳ để tiêu thụ. Xét trên vai trò của mỗi công ty cũng như các điều kiện trong hợp đồng ngoại thường được ký kết thì:

- Bên A sẽ có thể là Seller hoặc Consignor/Shipper (nếu bên A chịu trách nhiệm gửi hàng mà không qua một đơn vị C (Fowarder/Carier) làm đơn vị ủy thác trung gian)

- Bên B sẽ là Buyer trong hợp đồng mua bán và là Consignee nhận trên mã vận đơn vận tải hàng hóa.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm cơ bản như Shipper hay Consignor là gì, cùng các định nghĩa có liên quan. Nếu có thêm những thắc mắc cần tư vấn thêm về khái niệm hay quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS