OPS (Operations) là gì trong ngành Logistics

27.09.2023

OPS trong ngành Logistics là một khái niệm được sử dụng vô cùng phổ biến. Với những người làm trong ngành này chắc chắn sẽ hiểu rõ. Vậy OPS là gì trong ngành Logistics, công việc cũng như vai trò của OPS là gì? 

Nếu bạn cũng đang băn khoăn về các các vấn đề này, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé. 

1. OPS là gì trong ngành logistics?

OPS là viết tắt của "Operations" (Hoạt động /Vận hành/Hiện Trường). OPS trong ngành Logistics được gọi là "Nhân viên hiện trường" chỉ các công việc liên quan đến quản lý và vận hành hoạt động trong logistics, bao gồm quản lý kho, đáp ứng đơn hàng và hàng hóa tiếp nhận và xử lý các thủ tục, giấy tờ hàng hóa xuất nhập khẩu hoạt động trực tiếp tại các cảng hàng, kho bãi, hoặc các điểm kiểm tra biên giới.

Vai trò của Nhân viên OPS là gì?

Người làm công việc này thường có trách nhiệm quản lý và thực hiện các thủ tục liên quan đến hải quan, nhập khẩu, xuất khẩu, và tuân thủ các quy định pháp luật và quy định liên quan đến vận chuyển và thông quan hàng hóa. Công việc của OPS là những người đảm nhiệm công việc giao nhận các loại chứng từ, các thủ tục cần thiết để hàng hóa được lưu thông một cách suôn sẻ nhất. 

Thuật ngữ “Operation Manager” đây là một thuật ngữ chuyên ngành để chỉ một vị trí chức danh nghề nghiệp tại công ty. Có thể hiểu một cách đơn giản Operation Manager chính là người đóng vai trò quản lý điều hành chịu trách nghiệp cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Họ có thể điều hướng các thành phần cần thiết trong doanh nghiệp và liên kết các nhân sự công ty để làm việc.

2. Chức năng của OPS là gì trong ngành Logistics? 

Chức năng chính của OPS trong ngành Logistics và xuất nhập khẩu là xử lý các chứng từ và thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhân viên hiện trường đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện các thủ tục cụ thể cho từng lô hàng. 

Hình ảnh: Nhân viên OPS (Nhân viên hiện trường) tại cảng hàng hóa

Ngoài ra, OPS cũng có trách nhiệm điều phối các hoạt động tại kho bãi và bến cảng, đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa như vận tải, tập kết hàng lẻ tại kho, đóng gói, bốc dỡ, nhập container và chuyển container ra các phương tiện vận chuyển diễn ra hiệu quả và đúng hẹn.

3. Các công việc của OPS

Công việc của một OPS trong ngành Logistics và xuất nhập khẩu rất đa dạng và đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, khả năng làm việc cùng nhiều bên liên quan. Các nhiệm vụ chính của OPS bao gồm:

  • Tiếp nhận và xử lý thông tin và chứng từ: Tiếp nhận và xử lý thông tin và các loại chứng từ liên quan đến hàng hóa. Bao gồm thông tin từ khách hàng, các đơn vị vận tải, và các cơ quan chức năng như hải quan và thuế.
  • Giao nhận chứng từ xuất nhập khẩu: OPS chịu trách nhiệm chuyển giao chứng từ xuất khẩu từ bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận chứng từ xuất nhập khẩu.
  • Phối hợp với các bộ phận và cơ quan liên quan: Liên kết và phối hợp với nhiều bên liên quan như các cơ quan chức năng như thuế và hải quan để hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu cho lô hàng.
  • Quản lý và giám sát, kiểm tra tình trạng hàng hóa tại cảng hoặc kho bãi. Đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được chuẩn bị và sắp xếp lên các phương tiện vận chuyển theo đúng thời gian và định mức.
  • Điều phối các hoạt động tại kho, cảng và trong quá trình vận chuyển.
  • OPS thực hiện các lệnh giao nhận hàng hóa và xuất trình các chứng từ liên quan đến cơ quan nhà nước như hải quan và thuế.
  • OPS cần thường xuyên thực hiện các báo cáo công việc và báo cáo tiến độ đến các bộ phận liên quan và cấp trên trong tổ chức.

4. Yêu cầu của người làm OPS

OPS trong logistics đóng vai trò rất quan trọng, đòi hỏi người thực hiện phải có các kỹ năng nhất định. Các yêu cầu cơ bản nhất bao gồm: 

  • Kỹ năng chuyên môn: OPS cần phải nắm vững kiến thức về quy trình xuất nhập khẩu, các loại giấy tờ, quy định và luật pháp liên quan đến ngành của họ. Họ cần hiểu rõ về các loại chứng từ, quy trình thông quan, và các quy định về thuế và hải quan.
  • Kỹ năng giao tiếp: Vì công việc của OPS đòi hỏi tiếp xúc với nhiều bên liên quan như khách hàng, đối tác, cơ quan chức năng, nên kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Nên cần có khả năng diễn đạt thông tin một cách rõ ràng và chuyên nghiệp, cũng như nghe và hiểu ý kiến của người khác.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: OPS thường phải đối mặt với các vấn đề và tình huống phức tạp trong quá trình vận chuyển và thông quan hàng hóa. Vì vậy, họ cần phải có khả năng phân tích tình huống, tìm ra nguyên nhân của vấn đề, và đưa ra giải pháp hiệu quả để giải quyết.

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ về khái niệm OPS là gì trong ngành logistics. Đồng thời hiểu rõ chức năng, yêu cầu và các công việc mà OPS cần thực hiện. 

Quý khách có nhu cầu về dịch vụ Logistics Hàng Không, kho vận, vận tải hàng hóa, dịch vụ hải quan vui lòng liên hệ với ALS để được chuyên gia tư vấn sớm nhất.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS