Hiện nay, hệ thống chuỗi cung ứng trên thế giới vẫn có những tác động đến người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên 6 tháng trở lại đây, tình hình đã trở nên dịu bớt và ổn định đang ổn định hơn, không còn tình trạng căng thẳng diễn ra như trước kia.
Bloomberg Economics và Fed New York theo dõi những cải thiện nhỏ đó với chuỗi cung ứng thế giới. Dẫu vậy, cuộc khủng hoảng nguồn cung nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch của có thể “nhường chỗ” cho một vấn đề đau đầu khác đó là sự sụt giảm khiến tăng trưởng kinh tế và lượng hàng tồn kho ngày càng gia tăng.
Các nhà kinh tế học cho biết: “ Nguyên nhân chính khiến tình trạng lạm phát đã được giảm bớt là do áp lực đối với hàng hóa toàn cầu. Điều này có thể là do nhu cầu sử dụng hàng hóa bị chậm lại, đặc biệt là các mặt hàng khô không thiết yếu cũng báo hiệu sự suy giảm gia tăng”.
Các chuyên gia chưa xác định rằng tình hình nguồn cung hiện nay sẽ “thông thoáng hoàn toàn” và có lý do để lo ngại về vấn đề tắc nghẽn dòng chảy thương mại toàn cầu khó được giải quyết một sớm một chiều. Đình công của, người lao động, sự gián đoạn các hoạt động ở các nhà máy tại Trung Quốc do dịch bệnh Covid 19, xung đột giữa Nga - Ukraine và áp lực vận chuyển hàng hóa vào các dịp lễ tết cuối năm khiến hệ thống chuỗi cung ứng logistics lại rơi vào “rối ren”.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế học đồng tình rằng nhu cầu sử dụng hàng hóa của các hộ gia đình ở Mỹ sẽ là yếu tố quan trọng cho chuỗi cung ứng trong những tháng sắp đến. Tuy nhiên hiện đang có quan điểm chia rẽ liệu rằng nhu cầu sẽ tăng mạnh hay sẽ bắt đầu hạ nhiệt.
Theo chỉ số theo dõi của Oxford Economics, nhu cầu sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng có thể quay trở lại ở mức bình thường khi người Mỹ bắt đầu trở lại các hoạt động sinh hoạt bình thường so với giai đoạn đại dịch.
Để xác định rõ về cầu thay đổi chỉ tiêu dịch vụ, Flexport đã xây dựng hệ thống Post-Covid Indicator. Kết quả mới nhất cho thấy rằng, “thói quen tiêu dùng và sử dụng hàng hóa đã có chuyển biến nhẹ trong 5 tháng qua”
Ngoài ra, Flexport còn cho biết thêm “Trong thời gian tới, chỉ số theo dõi nút thắt cung ứng dự đoán sẽ gần với mức hiện tại trong quý III/2022. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa so với ngành dịch vụ giảm, nhưng vẫn cao hơn một chút so với mùa hè năm 2020.”
Dưới đây là biểu đồ theo dõi thể hiện số lần từ "thiếu hụt" xuất hiện trong Beige Book, bao gồm các ý xuất phát từ thị trường nguyên vật liệu, lao động và các yếu tố sản xuất khác.. Dù con số vẫn đang tăng cao gấp đôi so với trước đại dịch Covid 19, nhưng so với đỉnh vào tháng 8/2021 đã giảm xuống khoảng 30%
Một chỉ số khác cũng cho thấy những nút thắt của chuỗi cung ứng đang dần được nới lỏng sau 2 năm căng thẳng của đại dịch. Cước phí vận tải biển liên tục giảm từ mức đỉnh và thường diễn ra đúng vào các hoạt động mùa cao điểm của vận chuyển toàn cầu.
Nền tảng đặt hàng online Freightos công bố, giá container vẫn cao hơn nhiều so với trước khi đại dịch covid diễn ra, tuy nhiên lại có dấu hiệu đi xuống trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng trở nên khó đoán. Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia tác động phần lớn đến đà hồi phục của ngành logistics. Quốc gia này vẫn được xem là "cường quốc thương mại" với những những cảng biển lớn, nhưng vẫn thực hiện các quy tắc nghiêm ngặt, chặt chẽ để phòng dịch.
Chuyên gia Eric Zhu của Bloomberg Economics mới đây đã công bố một bảng số liệu theo dõi chỉ số nút thắt hoạt động chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Theo đó, ở quốc gia này tình trạng cung ứng hàng hóa đã hồi phục và rút ngắn thời gian giao hàng khi Thượng Hải dỡ bỏ nhiều lệnh phong tỏa.
Ở châu Âu, nhiều quốc gia thuộc khu vực này đang chịu ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển do mâu thuẫn Nga – Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt với hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa với Nga đang khiến dòng chảy thương mại đang trở nên rối ren. Tình trạng gián đoạn lực lượng lao động, sự cố tại các cảng lớn của Đức khiến tình hình này càng khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Số liệu từ Viện Kiel Institute cho thấy ở các cảng Bắc Âu tình trạng tắc nghẽn đang xảy ra và căng thẳng hơn ở khu vực dọc theo Bờ Đông nước Mỹ - nơi mà các tàu đang xếp hàng dài trong thời gian nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần để chờ dỡ hàng.
Một chỉ số khác cho thấy, căng thẳng về nguồn cung rất khó để hạ nhiệt, bởi số liệu của Bộ Thương Mại Mỹ cho thấy chỉ số bán lẻ nước này đang tăng cao hơn so với mức dự báo. Theo các nhà kinh tế Bloomberg Economics, số liệu này phản ánh lực lượng lao động tăng cao trong 6 tháng còn lại, còn người tiêu dùng vẫn đang tìm cách ứng phó với nạn lạm phát ngày càng gia tăng.
Nguồn: