Những xu hướng logistics mới trong năm 2022

27.10.2021

Ngành logistics có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những thời gian gần đây, đáng kể như năm 2017, giá trị toàn ngành trên thế giới đã cán mốc 7.641,2 tỷ đô, nhưng do tình hình dịch Covid-19 trên toàn thế giới, con số này đã giảm xuống 5.200 tỷ đô trong năm 2020.

Tuy vậy, một số ngành cũng có ảnh hưởng tích cực đến logistics như là sản xuất hàng hoá thiết yếu, thương mại điện tử, y tế và dược. Đến nay, dịch Covid-19 đã có xu hướng giảm nhiều nơi trên thế giới và đang chuyển trạng thái sang bình thường mới, ngành logistics được dự đoán sẽ tăng đến 12.975,64 tỷ đô trong năm 2027.

Trong năm 2022, các chuyên gia dự báo triển vọng tươi sáng với những xu hướng mới sẽ thống trị toàn ngành

1. Dịch vụ kho siêu nhỏ và logistics chặng cuối

Nhà kho siêu nhỏ phục vụ mục tiêu vận chuyển hàng tồn kho đến gần hơn với khách hàng tại các địa phương, nhất là những nơi có mật độ dân cư đông đúc. Nhà kho siêu nhỏ sẽ giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả của logistics chặng cuối để phục vụ cho nhu cầu trong vận chuyển hàng trong ngày và ngày hôm sau.

Tuy nhiên, dạng nhà kho siêu nhỏ lại không phù hợp với những sản phẩm cần bảo quản trong khu vực có kiểm soát nhiệt độ như thức ăn, đồ uống và dược phẩm. 

2. Nhu cầu tăng cao cho các dịch vụ 3PL và 4PL

Với sự tăng trưởng nhanh chóng từ thương mại điện tử, nhu cầu cho các dịch vụ 3PL, 4PL dự kiến sẽ tăng trưởng cao.

Dựa trên báo cáo từ AMR (Allied Market Research), thị trường cho dịch vụ 3PL dự kiến sẽ đạt 1,1 triệu tỷ đô trong vòng 6 năm tới, với những công ty cung cấp dịch vụ 3PL về lĩnh vực kho vận tại nhiều địa điểm khác nhau sẽ có nhu cầu cao nhất để tối ưu logistics chặng cuối.

Dịch vụ 3PL và 4PL đem đến nhiều lợi thế như: lợi nhuận cao, mô hình có tốc độ xử lý nhanh hơn, nhưng nó cũng có một số bất lợi mà các đơn vị cần cân nhắc như: thiếu khả năng kiểm soát trực tiếp, phụ thuộc vào đơn vị cung cấp logistics, trường hợp xảy ra mâu thuẫn, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ không chịu trách nhiệm.

3. Dữ liệu lớn (Big data) và Internet vạn vật (IoT)

Dữ liệu lớn (Big data) đem đến lợi thế phân tích và dự báo những sự kiện có thể xảy ra, trong đó có thể kể đến:

  • Giảm thiệu các vấn đề làm suy giảm năng suất và cung cấp thông tin để ra quyết định
  • Dự đoán những lĩnh vực có thể tăng tối đa chi phí hay kịp thời
  • Dự đoán nhu cầu với sự chính xác cao hơn nhờ hiểu về vòng tuần hoàn mua sắm của khách hàng

Internet vạn vật (IoT) thông qua các thiết bị kết nối cùng cảm biến để tạo ra luồng trao đổi dữ liệu liên tục trên không gian mạng. IoT được dự đoán sẽ được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực logistics với những lợi ích về:

  • Cải thiện khâu vận hành hiệu quả hơn
  • Cung cấp khả năng kiểm soát về vị trí của xe hay tình trạng của hàng
  • Cải thiện tính bảo mật và tình trạng thực tế của những tài sản bị mất hoặc thất lạc
  • Khả năng dự đoán chính xác thời gian chuyển hàng giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn

4. Tự động hoá và công nghệ

Theo tập đoàn McKinsey cho biết, tự động hoá sẽ là xu hướng quan trọng nhất trong ngành logistics để đáp ứng: nhu cầu bán lẻ trực tuyến tăng cao, thiếu hụt nguồn lao động và áp dụng tiến bộ công nghệ.

Mô hình kho vận tự động hoá hoàn toàn sẽ ngày càng phổ biến, nhân sự quản lý sẽ sử dụng kính AR (Thực tế ảo tăng cường) để có tầm nhìn tổng thể về khâu vận hành và phối hợp giữa máy móc và con người.

5. Nhân sự chuyên môn

Yêu cầu về bộ kỹ năng chuyên môn trong ngành logistics với nhân sự sẽ thay đổi đáng kể trong năm 2022, với xu hướng yêu cầu có mức độ hiểu biết về các công nghệ hiện đại.

Một số điều kiện tuyển dụng được tìm kiếm nhiều nhất sẽ là vận hành tự đồng, dữ liệu lớn và AI, những nhân sự có thể phát triển môi trường thông minh thông qua IoT sẽ được săn đón.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS