Những quy định về lưu trữ hồ sơ, tài liệu tài chính, kế toán trong tổ chức

28.07.2021

Tùy theo từng loại tài liệu tài chính, kế toán trong cơ quan, doanh nghiệp, thời gian cần phải bảo quản sẽ khác nhau.

Quy định về thời gian lưu trữ hồ sơ, tài liệu này được trình bày chi tiết trong phần phụ lục của thông tư số 09/2011/TT-BNV.

1. Hồ sơ, tài liệu tài chính, kế toán bao gồm những gì?

Tài liệu tài chính, kế toán của cơ quan, doanh nghiệp bao gồm hệ thống các sổ sách, chứng từ, bảng biểu và các báo cáo tài chính.

Theo luật kế toán quy định thì những tài liệu này bao gồm: các sổ kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, các báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan.

Những giấy tờ, hồ sơ này còn được chia nhỏ và phân loại chi tiết hơn trong thông tư số 09/2011/TT-BNV của Chính phủ.

2. Quy định về bảo quản tài liệu lưu trữ?

Mỗi loại tài liệu tài chính, kế toán sẽ có quy định về thời gian lưu trữ hồ sơ khác nhau. Có những giấy tờ chỉ cần bảo quản trong 5, 10 năm tuy nhiên có những giấy tờ cần được bảo quản 20 năm và thậm chí là vĩnh viễn.

Để phục vụ cho công tác tra cứu và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc lưu trữ tài liệu tài chính, kế toán của tổ chức, các nhân sự trong cơ quan, doanh nghiệp cần phân loại rõ các loại giấy tờ cần thiết và thời gian lưu trữ theo quy định.

Theo điều 3, thông tư 09/2011/TT - BNV thì các đơn vì là tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp kinh tế, sản xuất – kinh doanh cần có quy trình lưu trữ hồ sơ, tài liệu tài chính kế toán chi tiết như sau:

STT

Tên nhóm hồ sơ tài liệu lưu trữ

Thời gian lưu trữ hồ sơ, tài liệu

1

Tập văn bản về tài chính, kế toán gửi chung đến các cơ quan (hồ sơ nguyên tắc)

Đến khi văn bản hết hiệu lực thi hành

2

Hồ sơ xây dựng, ban hành chế độ/quy định về tài chính, kế toán

Vĩnh viễn

 

3

Kế hoạch, báo cáo công tác tài chính, kế toán - Dài hạn, hàng năm - 6 tháng, 9 tháng - Quý, tháng

Vĩnh viễn

20 năm

5 năm

4

Hồ sơ về ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan và các đơn vị trực thuộc

Vĩnh viễn

5

Kế hoạch, báo cáo tài chính và quyết toán

- Hàng năm

- Tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng

Vĩnh viễn

20 năm

6

Hồ sơ xây dựng chế độ/quy định về giá

Vĩnh viễn

7

Báo cáo kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định, thanh toán công nợ

20 năm

 

8

Hồ sơ, tài liệu về việc chuyển nhượng, bàn giao, thanh lý tài sản cố định

- Nhà đất

- Tài sản khác

Vĩnh viễn

20 năm

9

Hồ sơ kiểm tra, thanh tra tài chính tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc

- Vụ việc nghiêm trọng

- Vụ việc khác

Vĩnh viễn

10 năm

10

Hồ sơ kiểm toán tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc

- Vụ việc nghiêm trọng

- Vụ việc khác

Vĩnh viễn

10 năm

11

Sổ sách kế toán

- Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết

20 năm

10 năm

12

Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

10 năm

13

Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

5 năm

14

Công văn trao đổi về công tác tài chính, kế toán

10 năm

 

3. Bảo quản tài liệu lưu trữ

Điều 11, luật doanh nghiệp 2014 có quy định rõ về các quy định lưu trữ hồ sơ, tài liệu. Theo đó 

- Các hồ sơ, tài liệu nói chung (không chỉ riêng tài liệu tài chính, kế toán) cần được lưu giữ theo thời gian quy định

- Tất cả các văn bản giấy tờ cần lưu giữ tại trụ sở làm việc của Tổ chức hay các địa điểm khác đủ tiêu chuẩn (như kho tài liệu, trung tâm lưu trữ, Cục văn thư Quốc gia, …)

Thông thường, đối với doanh nghiệp nhỏ, số lượng hồ sơ, tài liệu ít, những đơn vị này thường chọn phương án sử dụng chính văn phòng làm việc làm địa điểm lưu trữ giấy tờ.

Tuy nhiên, nếu xét theo phương diện dài hạn, việc lưu trữ hồ sơ tài liệu trong nội bộ doanh nghiệp dễ dẫn tới việc mất thêm nhiều “hao phí” cố định. Không gian làm việc ngày càng bị thu hẹp hơn trong bối cảnh chi phí thuê văn phòng đang ngày càng tăng.

Hiện tại, xu hướng của đại đa số doanh nghiệp là thuê các kho tài liệu hay trung tâm lưu trữ để bảo quản các hồ sơ, tài liệu tài chính, kế toán của tổ chức.

Việc này giúp các tổ chức, đơn vị giải phóng bớt không gian dư thừa không hữu ích, tập trung phát triển sản xuất – kinh doanh, bên cạnh đó giảm tải nhân sự, công sức trong việc sắp xếp, truy vấn, bảo quản giấy tờ.

Các tài liệu được bảo quản an toàn, bảo mật hơn.

> Tham khảo thêm các dịch vụ kho tài liệu để tối ưu hơn công việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu cho tổ chức.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định về lưu trữ hồ sơ, tài liệu tài chính, kế toán trong các đơn vị. Nếu cần tư vấn thêm về các dịch vụ lưu kho, sắp xếp, chỉnh lý tài liệu phù hợp cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của ALS để được hỗ trợ nhanh nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS