Những lợi ích của việc tiêu chuẩn hoá đào tạo hoạt động xử lý mặt đất

28.06.2023

Khi nhu cầu du lịch quay trở về ngưỡng trước Covid và thị trường thương mại điện tử tiếp tục phát triển, nhu cầu về bổ sung nhân sự xử lý mặt đất tăng cao một cách đáng kể. Từ đó, vị trí công việc cho dịch vụ mặt đất cũng được khôi phục lên đến hàng nghìn, nhưng những nhân sự mới lại không được kế thừa kinh nghiệm từ người đi trước do họ đã nghỉ việc. Việc tìm hiểu về Bộ hướng dẫn các hoạt động mắt đất của IATA (IGOM) và Bộ hướng dẫn xử lý hoạt động tại sân bay (AHM), đây là 2 bộ hướng dẫn tiêu chuẩn chung được toàn cầu chấp nhận về bảo đảm an toàn và hiệu quả của các hoạt động mặt đất. 

Nội dung 2 bộ hướng dẫn bao gồm các công vệc, quy tắc, quy trình và cách xử lý đối với nhân sự trong ngành

Liệu việc chuẩn hoá sẽ giúp mảng xử lý mặt đất về thiếu hụt nhân sự?

Trong thời điểm Covid, các hãng hàng không và đơn vị dịch vụ xử lý mặt đất phải trải qua đợt nghỉ phép diện rộng. Khi ngành du lịch trở lại, các hãng hàng không lại bị quá tải bởi sự thiếu hụt nhân sự trong mùa cao điểm. Việc đào tạo nhân sự mặt đất có thể cần tới 6 tháng, tạo ra một khoảng trống về thời gian lớn. Việc áp dụng các quy trình vận hành tiêu chuẩn có thể giảm đáng kể thời gian đào tạo và tăng thời gian lấp đầy các vị trí.

IATA cung cấp danh mục đào tạo đã được chuẩn hoá trong Chương 11 của bộ hướng dẫn AHM. Nội dung trong đó hoàn toàn phù hợp với các đơn vị xử lý mặt đất. Ngoài ra tài liệu cũng đã được cập nhật theo phương pháp áp dụng mới nhất và sẽ giảm đáng kể công sức, thời gian và chi phí đào tạo chuyên môn.

Lợi ích khi áp dụng AHM11110:

  • Quy trình tiêu chuẩn để hỗ trợ các đơn vị xử lý mặt đất
  • Kiến thức chuyên môn có thể truyền lại cho các nhân sự sau
  • Có khả năng giảm tác áp lực cho các hãng hàng không khi chia sẻ đào tạo với các đơn vị mặt đất
  • Nâng cao trình độ toàn ngành

Vì sao lại phải tiêu chuẩn hoá?

Trước đây, các hãng hàng không đã tự phát triển các quy định và quy trình về hoạt động mặt đất của riêng họ, trong đó có bao gồm cả những phương pháp được tuỳ biến để phù hợp với nhu cầu của các hãng. Nhưng các phương pháp này lại tốn thời gian và chi phí hơn cho các đơn vị xử lý mặt đất do họ đang cung cấp dịch vụ cho nhiều hãng hàng không khác nhau. 

Việc không tiêu chuẩn hoá sẽ gây ra tốn kém cho cả các hãng hàng không và đơn vị xử lý mặt đất khi họ cần phải đào tạo các nhân sự nhiều hơn so với việc quy trình tiêu chuẩn đồng nhất giữa các hãng.

Ngoài ra, các quy trình tiêu chuẩn cũng làm tăng độ hiệu quả cho nhân sự về chu kỳ xoay vòng. IATA khuyến khích việc tiêu chuẩn hoá để cải thiện mức độ đào tạo giữa các ngành và giảm thời gian, chi phí, cũng như đem đến các phương pháp an toàn, hiệu quả, và tối ưu chi phí hơn.

Vai trò của IATA là gì?

IATA đã phát triển điều kiện đào tạo cơ bản cho ngành trong Chương 11 của tài liệu AHM. Tài liệu này cung cấp giải pháp và hướng dẫn cho các đơn vị  mặt đất về cách phát triển chương trình đào tạo cho nhân sự để thực hiện công việc an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu. 

ISAGO là gì?

Đánh giá an toàn cho các hoạt động mặt đất của IATA (ISAGO) được xây dựng để đặt các tiêu chuẩn kiểm tra áp dụng với các đơn vị xử lý mặt đất trên toàn thế giới. Nó cung cấp một bộ tiêu chuẩn đồng nhất đáp ứng các nhu cầu đặc thù của từng đơnvij. Vì thế, nó có thể áp dụng ở nhiều quốc gia từ công ty quy mô nhỏ đến lớn, trong đó bao gồm

  • Các điều kiện an toàn được cải thiện và có thể giảm chi phí bằng cách giảm các tai nạn, chấn thương hoặc trì hoãn trong công việc 
  • Một phương pháp thay thế được chấp nhận bởi nhiều đơn vị tra cho đến ngày nay
  • Điều kiện kiểm tra chất lượng cao nhất được thực hiện theo cách chuyên nghiệp và chắc chắn, áp dụng các quy định kiểm tra được công nhận trên thế giới
  • Tương đương với mức kiểm tra của các hãng hàng không
  • Tiêu chuẩn hoá các hoạt động mặt đất
  • Được thế giới công nhân

Có hai bộ hướng dẫn đặt tiêu chuẩn về phương pháp và quy trình là AHM về các tiêu chuẩn, quy định và phương pháp được khuyến nghị liên quan đến sân bay. Ngoài ra IATA còn cung cấp bộ hướng dẫn IGOM

Những đối tượng nào nên tuân thủ theo tiêu chuẩn trong bộ hướng dẫn của IATA?

Các bộ hướng dẫn được phát triển để các đơn vị thành viên áp dụng cho công việc hiệu quả và an toàn. 2 bộ AHM và IGOM cung cấp hướng dẫn chi tiết cho các thành viên theo nhu cầu riêng của họ, không riêng theo từng bộ mà còn theo cả từng phần. Các bộ hướng dẫn giúp trợ giúp cho:

  • Các hãng hàng không
  • Các sân bay
  • Các đơn vị xử lý mặt đất

Source: IATA

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS