Những loại hàng hoá nào được vận chuyển bằng đường hàng không?

19.06.2023

Theo thống kê từ IATA, hàng hoá hàng không được vận chuyển qua Mỹ có giá trị lên đến 6 nghìn tỷ USD hằng năm, chiếm khoảng 35% giá trị thương mại của toàn thế giới, trong đại dịch Covid-19, hàng hoá hàng không chiếm đến 1/3 doanh thu của các hãng bay. 

Trong báo cáo tháng 7/2022 của cho thị trường vận tải hàng hoá hàng không thế giới cho thấy thị trường đang dần trở lại ngưỡng năm 2019 mặc dù có bước giảm so với những gì đạt được vào giai đoạn 2020 – 2021. Sự bất ổn xuất phát từ căng thẳng về chuỗi cung ứng và những thay đổi về điều kiện của các nền kinh tế đã khiến cho ngành đi ngang kể từ tháng 4/2022. Dữ liệu đến tháng 7/2022 cho thấy hàng hoá hàng không tiếp tục duy trì đà tăng, nhưng với tình trạng các ngành như hiện nay, chúng ta cần theo dõi kỹ lưỡng những động thái từ cả các nền kinh tế và chính trị.

Hai yếu tố quyết định đến việc lựa chọn hàng không để vận chuyển hàng hoá đó là: giá trị hàng và tốc độ vận chuyển. Các loại vật liệu cần gấp như thuốc xạ chuẩn (Tạm dịch radiopharmaceuticals – Loại thuốc có phóng xạ để chuẩn đoán bệnh) hoặc những loại hàng có giá trị như sản phẩm công nghệ và các mặt hàng khác đều được vận chuyển bằng đường hàng không. Loại hình vận chuyển này cũng phù hợp với một số loại thực phẩm như cá tươi, trái cây và hoa đã cắt. Nhu cầu tăng về vận chuyển hàng dược phẩm và thiết bị y tế cũng dẫn đến một loạt quy định mới để xử lý đúng cách về thời gian và nhiệt độ.

Mặc dù hành khách và hàng hoá thường xuyên được chở cùng một chuyến bay, nhưng với hãng hàng không đây là 2 loại hình dịch vụ khác nhau mà mỗi loại đều có điều kiện và thách thức riêng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những loại hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không trong bài viết dưới đây 

Những loại hàng hoá nào được vận chuyển bằng đường hàng không?

Khi nói về các loại hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không, nó thường được xếp vào 2 nhóm chính: Hàng hoá phổ thông và hàng đặc biệt. Hàng đặc biệt còn được chia thành những nhóm nhỏ hơn, đây chính là những nhóm mà chúng ta cần tìm hiểu.

Hàng hoá phổ thông là gì?

Hàng hoá phổ thông là các dạng hàng không thuộc danh mục hàng đặc biệt và không cần những lưu ý hay khâu xử lý đặc biệt nào trong quá trình vận chuyển. Những loại hàng này là dạng hàng bán lẻ và hàng tiêu dùng (Một số ngoại lệ là điện thoại, máy tính bảng và laptop), hàng khô, phần cứng, vải vóc và những loại hàng khác, dễ hiểu nhất là những mặt hàng mà bạn sử dụng hằng ngày sẽ vào nhóm hàng hoá phổ thông. 

Hàng hoá đặc biệt là gì?

Hàng đặc biệt sẽ phức tạp hơn một chút, đó là các loại hàng mà bản chất, cân nặng, kích thước và giá trị của những loại hàng này cần đạt những điều kiện cụ thể về đóng gói, dán nhãn, tài liệu chuẩn bị và khâu xử lý. Việc vận chuyển những loại hàng này phải trải qua những điều kiện đặc biệt khi chuẩn bị hàng, trả giá, chấp nhận và xử lý hàng. Các mặt hàng bao gồm: hàng nguy hiểm, động vật sống, hàng dễ hư hỏng, hàng ướt, hàng yêu cầu về thời gian và nhiệt đô, cùng với một số loại khác. Để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới về an toàn và thuận tiện, IATA có 3 cơ quan quản lý về: Cơ quan hàng nguy hiểm (DGB), Cơ quan xử lý thời gian và nhiệt độ (TTWG) và cơ quan động vật sống và hàng dễ hư hỏng (LABP), những cơ quan này quản lý về tiêu chuẩn và hướng dẫn vận chuyển các mặt hàng liên quan. 

Những điều cần biết về vận chuyển hàng nguy hiểm 

Quy định về hàng nguy hiểm của IATA (DGR) là tài liệu tham khảo cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không và là tiêu chuẩn duy nhất được công nhận bởi các hãng hàng không. Tài liệu cung cấp các thông tin cần thiết về phân loại, chuẩn bị, chấp nhận và xử lý hàng nguy hiểm tuân thủ theo quy định vận tải hàng không thế giới. IATA đã xuất bản DGR trong vòng 60 năm qua và được tái bản định kỳ hằng năm để đảm bảo ngành bắt kịp với xu thế mới nhất. IATA làm việc chặt chẽ với chính phủ các nước, các hiệp hội doanh nghiệp và ICAO để phát triển những quy định này. Bằng cách đó, IATA đảm baỏ rằng các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm có hiệu lực, hiệu quả và được quốc tế chấp nhận, cũng như ưu tiên về an toàn.

Những giới hạn về vận chuyển hàng nguy hiểm

Một số loại hàng nguy hiểm không an toàn cho hàng không trừ trường hợp được cấp phép rất chi tiết từ cơ quan quản lý hàng không, thậm chí có những loại hàng chỉ có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải hàng hoá chuyên dụng, số khác lại có thể vừa vận chuyển hành khách lẫn hàng hoá. 

Tuy có một số giới hạn nhất định, nhưng những loại hàng mà dễ cháy nổ, có phản ứng nguy hiểm, tạo ra lửa hoặc tăng nhiệt nhanh, phát thải ra khí độc, ăn mòn hoặc khí dễ gây cháy ở điều kiện thông thường đều không được vận chuyển bằng máy bay dưới bất kỳ hình thức nào.

Có một số loại vật liệu có thể được vận chuyển nhưng ở trong điều kiện đặc thù, đây là những loại hàng hoá nguy hiểm bị cấm trừ khi được miễn.

Các mặt hàng phổ thông bên ngoài có thể không nguy hiểm nhưng cần phải được kiểm tra bên trong về các thành phần có thể gây nguy hiểm, chẳng hạn như thiết bị có chứa pin, thiết bị dưỡng khí hoặc dụng cụ nha khoa.

Phân loại hàng hoá nguy hiểm

Hàng nguy hiểm được phân thành 9 nhóm, bao gồm: 

Cấp độ 1: Chất nổ

Cấp độ 2: Khí ga

Cấp độ 3: Chất lỏng dễ cháy

Cấp độ 4: Chất rắn dễ cháy: Các loại chất có thể gây nổ bột phát, hoặc chạm với nước tạo ra khí gây cháy

Cấp độ 5: Các chất gây ô xi hoá và peroxide hữu cơ

Cấp độ 6: CHất độ và gây truyền nhiễm

Cấp độ 7: Vật liệu phóng xạ 

Cấp độ 8: Chất gây ăn mòn

Cấp độ 9: Chất hoặc đồ vật gây nguy hiểm chung bao gồm chất gây nguy hiểm cho môi trường

Sở dĩ có 7 nhóm hàng nguy hiểm đầu tiên được chia ra bởi phổ rộng về mức độ nguy hiểm của những cấp độ này. 

Xác định hàng nguy hiểm

Hàng nguy hiểm được cấp số UN cùng với tên hàng hoá vận chuyển chính xác dựa theo cấp độ và thành phần. Việc xác định chính xác hàng nguy hiểm là yếu tố cốt lõi để đóng gói bao bì, chuẩn bị tài liệu, chấp nhận và xử lý hàng chính xác. Danh sách hàng nguy hiểm theo IATA DGR ước tính có khoảng 3000 chất và đồ vật thường được vận chuyển đường hàng không.

Các tài liệu về hàng nguy hiểm khác

Hiện nay có rất nhiều đơn vị gửi hàng chỉ gửi loại hàng là pin lithium hoặc thiết bị dùng pin lithium và chất có khả năng lây bệnh, vì thế IATA đã phát triển bộ hướng dẫn riêng cho những mặt hàng này 

Vận chuyển hàng kiểm soát nhiệt độ cần biết điều gì?

Một số loại hàng chẳng hạn như thuốc, các đơn vị máu, cơ quan nội tạng hoặc các sản phẩm khoa học sự sống đều cần kiểm soát đặc biệt về nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Việc đáp ứng các quy định về kiểm soát nhiệt độ theo IATA (TCR) sẽ đảm bảo các hàng hoá dạng này sẽ được vận chuyển an toàn và đảm bảo. 

Chuẩn bị tài liệu và nhãn dán cho hàng nguy hiểm kiểm soát nhiệt độ 

Khi vận chuyển hàng kiểm soát nhiệt độ, điều quan trọng là các tài liệu được khai báo đầy đủ và dễ đọc, một gợi ý là sử dụng thông tin và số điện thoại của đơn vị gửi hàng và người nhận hàng. Sử dung 3 ký tự IATA về mã xử lý hàng là phương pháp được khuyến nghị. 

Nếu kiện hàng đi kèm với chứng nhận hoặc giấy tờ về y khoa nào, những tài liệu đó cần được khai báo trong mục “Thông tin xử lý hàng – Handling Information” của không vận đơn. Bạn cũng nên khai “Đặc điểm và lượng hàng”, ghi chú rằng nếu đá khô được sử dụng như chất làm lạnh do nó được liệt vào mục hàng hoá nguy hiểm.

Chấp nhận và quản lý hàng kiểm soát nhiệt độ 

Trước khi hãng bay có thể chấp nhận hàng kiểm soát về nhiệt độ và thời gian từ đơn vị gửi hàng, có rất nhiều thông tin về kiện hàng cần được cung cấp từ trước đó, bao gồm:

  • Nội dung về hàng kiểm soát nhiệt độ và thời gian
  • Loại đóng gói
  • Lịch bay và tuyến bay
  • Loại máy bay
  • Điều kiện về môi trường
  • Mức yêu cầu về kiểm soát nhiệt độ trong tất cả các giai đoạn
  • Khoảng thời gian vận chuyển dự kiến
  • Số điện thoại liên hệ cả ngày
  • Điều kiện cụ thể theo quốc gia

Cần biết điều gì về vận chuyển hàng dễ hư hỏng

Với những loại hàng như trái cây và rau, củ, quả đang ngày càng sẵn có cho cả năm, việc vận chuyển hàng dễ hưu hỏng đang có nhu cầu rất cao, Việc cần phải vận chuyển trong thời gian ngắn và kiểm soát nhiệt độ khiến cho đường hàng không là lựa chọn tối ưu cho mặt hàng này 

Mức độ áp dụng và quy định về vận chuyển hàng dễ hư hỏng

Khi vận chuyển hàng dễ hư hỏng bằng đường hàng không, các bước cụ thể và áp dụng quy định để xử lý là cần thiết, bao gồm về đánh dấu và nhãn dán, các điều kiện tiền định, ngoài ra cũng bao gồm trách nhiệm từ đơn vị giao hàng và hãng bay cũng cần được đảm bảo. Những điều kiện đó sẽ có trọng mục 1.2 và 1.3 của Hướng dấn về các quy định hàng dễ hư hỏng của IATA (PCR).

Đánh dấu và dán nhãn cho việc vận chuyển hàng hoá dễ hư hỏng

Có rất nhiều tài liệu cần cho việc vận chuyển hàng hoá dễ hư hỏng. Theo đó, quy trình bắt đầu bằng việc đảm bảo mẫu không vận đơn được điền đầy đủ và chính xác, cùng với lý do đề xuất xử lý hàng hoá dễ hư hỏng xác đáng.

Khâu khai báo hàng hoá cũng nên dán nhãn theo đúng quy chuẩn mã xử lý hàng của IATA. Dạng mã này được nội bộ sử dụng nhưng sẽ đảm bảo hàng hoá của bạn được xử lý đúng cách. Mã xử lý hàng hoá được tìm thấy ở phụ lục D của IATA PCR.

Một số giấy tờ khác cũng cần thiết chẳng hạn như số cấp phép ở một số quốc gia mà trong đó có cả khai báo hàng hoá.

Đơn vị gửi hàng nên đánh dấu những đồ có sau khi đóng gói kể cả như đá khô vì nó nằm trong danh mục hàng nguy hiểm. Tiếp theo đó, phần đóng gói cũng nên được dán tem nhãn theo đúng quy chuẩn của IATA, ví dụ: “hàng dễ hư hỏng”, “đây là mặt trên”, “hàng ướt”.

Đóng gói cho việc vận chuyển hàng hoá dễ hư hỏng

Có rất nhiều loại mặt hàng dễ hư hỏng khác nhau và trong số đó thời gian phân huỷ của các mặt hàng này cũng khác. Việc đóng gói và xử lý chính xác là yếu tố quan trọng để hàng hoá dễ hư hỏng đến nơi ở tình trạng tốt. 

Việc đóng gói phải phù hợp với tính toàn vẹn của hàng hoá cũng như việc xử lý và lưu trữ hàng.

Ngoài ra, đóng gói cũng cần đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi vẫnđủ khả năng chống chịu về thay đổi nhiệt độ và chất xếp hàng hoá lên nhau. 

Cần biết những điều gì về vận chuyển động vật sống

Tiêu chuẩn toàn cầu về vận chuyển động vật sống bằng đường hàng không được thiết lập bởi “Tiêu chuẩn động vật sống của IATA” (LAR). Những quy định trong này được đặt ra để đảm bảo sự an toàn cho động vật, nhân sự xử lý và hành khách.

Ứng dụng quy định vận chuyển động vật sống

45 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chính thức áp dụng IATA LAR vào quy định của họ. Mỗi năm, tài liệu này được cập nhật về thông tin các quốc gia áp dụng và thi hành các quy định. 

Theo tài liệu, tất cả các động vật sống ngoại trừ chó phải được đặt trong một vật chứa chuyên dụng.

Đánh dấu và dán nhãn cho khâu vận chuyển động vật sống

Khi xử lý loại hàng vận chuyển là động vật sống, việc đánh dấu và dán nhãn là yếu tố thiết yếu và luôn được yêu cầu. Các nhãn dán cần được in và dán trên mặt ngoài của vật chứa động vật. Tiếng Anh luôn được sử dụng là ngôn ngữ thứ 2 cùng với ngôn ngữ được sử dụng bởi đơn vị gửi hàng.

Mỗi vật chứa cần được đánh dấu rõ ràng và dễ đọc với đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, số liên lạc hiện tại của người gửi hàng, người nhận và đầu mối liên hệ cả ngày nếu họ không phải là người gửi hay người nhận hàng. Ngoài ra cũng cần bổ sung tên thường gọi và danh pháp khoa học của động vật, số lượng động vật có trong vật chứa. Một số loại động vật phổ biến thì danh pháp khoa học là không cần thiết, bạn có thể xem thêm tại Chương 6 của IATA LAR.

Một số thông tin quan trọng khác như động vật là loại có độc hay hay cắn không, chỉ dẫn về cho ăn hoặc chăm sóc.

Nhãn dán theo chuẩn IATA cần được dán vào mỗi vật chứa tuỳ theo loại được vận chuyển, ví dụ: “động vật sống”, “đây là mặt trên”, “động vật thí nghiệm”. Mỗi nhãn có phương pháp đo lường và màu sắc chính xác theo quy định của IATA, tuy nhiên, các nhãn dán có thể in trực tiếp lên vật chứa.

Hành vi của động vật và vận chuyển động vật sống

Điều quan trọng là hiểu được hành vi cơ bản của động vật khi bị căng thẳng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hành vì của chúng khi vận chuyển. Phản ứng của động vật có thể gây ra nhiều vấn đề hoặc làm hại đến bản thân nó hoặc nhân sự xử lý. Quy tắc về xử lý động vật trong thời kỳ động dục, còn non và cùng với cá thể khác cũng có trong quy định, người xử lý cần tuân thủ theo hướng dẫn này để đảm bảo an toàn của bản thân, mọi người và động vật được chăm sóc.

Tránh tác động đến động vật khi không cần thiết và chỉ có một số người được đào tạo xử lý.

Quy trình xử lý với việc vận chuyển động vật sống

Khi vận chuyển động vật sống, người/đơn vị gửi hàng có trách nhiệm đảm bảo động vật đủ sức khoẻ. Hãng bay có trách nhiệm đảm bảo người gửi hàng đáp ứng theo các quy định, bao gồm:

  • Thông tin chi tiết về tài liệu
  • Mẫu thiết kế của vật chứa
  • Đánh dấu và nhãn dán
  • Tuyến và thông tin đặt chỗ

Danh mục chấp nhận từng bước cần được điền đầy đủ theo IATA LAR. Nhân sự thực hiện quy trình này cần được đào tạo bài bản và tuân thủ các quy định của IATA, cần cập nhật các thay đổi qua các năm. 

Động vật nên được đưa lên khoang chứa đã được chấp thuận và không được đưa lên ULD. Vật chứa luôn phải được hướng lên trên và tránh động ở mức tối thiểu. Động vật nên được đưa lên vào khoảng thời gian sát giờ bay nhất có thể. 

Nhân sự cần đảm bảo các loại hàng hoá khác không rơi vào chuồng của động vật khi vận chuyển. Động vật sống không nên được để cạnh những loại hàng hoá nguy hiểm khác hoặc thực phẩm trừ khi niêm phong kín. Khi không chắc chắn nên để loại hàng hoá nào cạnh động vật sống, hãng bay cần có nhân sự lý và chất xếp về “Bảng kê không phù hợp” ở Chương 10 của IATA LAR.

Khi đưa động vật xuống, khoang chứa hàng cần được làm sạch và khử trùng bởi nhân sự có đồ bảo hộ thích hợp. Hướng dẫn về việc khử trung bao gồm khử mùi đã được chấp nhận, đảm bảo vệ sinh dụng cụ có thể tháo rời được, chuồng quây, vật chứa và thang lên máy bay. Hướng dẫn này phải đáp ứng được quy định xuất nhập khẩu của từng nước. 

Quy định nào áp dụng với hàng hoá hàng không

Mỗi loại hàng hoá đều có quy định riêng, được tạo bởi nhiều tổ chức khác nhau từ ICAO tới đơn vị trực thuộc chính phỉ tới các hãng hàng không, chính vì thế IATA tạo ra bản hướng dẫn để dễ hiểu hơn.

Những quy định của IATA là gì?

Quy định của IATA được dựa trên những đề xuất của các thực thể quản lý như ICAO và tiêu chuẩn toàn ngành bởi các hãng bay thành viên và những tổ chứng liên quan mà hợp tác với IATA.

Quy định của IATA cao hơn các điều luật của ICAO để tiếp nối sự đảm bảo về an toàn cho các tổ chức liên quan đến vận tải hàng hoá hàng không. Các quy định của IATA chặt chẽ hơn và được cập nhật hằng năm để có thông tin mới nhất, IATA cũng đảm bảo rằng các thông tin trở nên dễ đọc và bao quát toàn bộ, có sẵn ở nhiều ngôn ngữ. 

Source: IATA

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS