Khi dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, mạng lưới vận tải bằng đường bộ, đường biển đã bị ảnh hưởng bởi các quy định kiểm dịch. Chính vì vậy, nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là giải pháp “cứu cánh” quan trọng. Không những thế, ngay sau khi những nút thắt cung ứng dần được gỡ bỏ, tình hình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn không hạ nhiệt.
Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) dự báo, trong năm 2022, lượng khách hàng không toàn cầu sẽ thấp hơn 1/5 lần so với năm 2019. Tuy nhiên, nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua đường hàng không sẽ tăng 11.7% so với năm 2019 và cao hơn 4% so với năm 2021.
Nhà sản xuất quần jean của Mỹ ông Levi Strauss cho biết, để giao sản phẩm theo mùa đến kịp khách hàng, công ty đã sử dụng vận tải bằng đường hàng không và chấp nhận mức chi phí vận chuyển cao hơn so với bình thường. Điều này đã khiến lợi nhuận của công ty giảm 0.8% trong quý gần đây nhất.
“Do hạn chế về năng lực cũng như chịu áp lực về chi phí vận chuyển hàng hóa khi các cảng bị tắc nghẽn thông qua đường hàng không”, hãng bán lẻ thời trang Canada Lululemon Athletica đã giảm 1.5% mức biên lợi nhuận trong quý hiện tại.
Trong khi đó, giám đốc điều hành dịch vụ đặt chỗ và vận chuyển Freights, ông Zvi Schreiber cho biết, các ngành công nghiệp thời trang đã phụ thuộc vào đường vận tải hàng không để phân phối sản phẩm có xu hướng về thời trang mới nhất. Hàng loạt các công ty, doanh nghiệp như sản xuất thiết bị kỹ thuật và an toàn Brady (Mỹ) gần đây cũng sử dụng phương thức vận chuyển này để cung ứng các linh kiện, vật liệu quan trọng cho quá trình sản xuất của mình.
Nguyên do vận chuyển hàng không vẫn “hot” vì đáng tin cậy hơn
So với vận chuyển bằng đường biển, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đã thải carbon nhiều hơn. Năm 2019, các tàu container vận chuyển hàng hóa nhiều hơn 350 lần và thải ra carbon chỉ cao hơn 5 lần, theo nguồn tin từ Diễn đàn vận tải quốc tế cho biết.
Việc vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nhanh chóng, tiện lợi và đáng tin cậy so với các phương thức vận chuyển khác khi các tài xế khan hiếm, cảng biển quá tải và các kho hàng đã được lấp đầy trong thời gian đại dịch. Nhu cầu vận chuyển hàng không tăng vọt khi các doanh nghiệp, nhà bán lẻ chạy đua trong việc bổ sung các sản phẩm lên kệ hàng của mình.
Theo chỉ số của Ngân hàng Dự trữ liên bang khu vực New York công bố: “Tháng 12 năm ngoái, áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu giảm sau mức đỉnh nhưng vẫn còn là ngưỡng cao lịch sử”.
Gần đây, theo nguồn dữ liệu từ Baltic Exchange, chi phí vận tải hàng không đã hạ nhiệt giúp các chủ doanh nghiệp bớt căng thẳng hơn, chẳng hạn như giá cước vận chuyển hàng không giảm khoảng 50% từ Thượng Hải đến Mỹ.
Trưởng phụ trách kinh tế của IATA, bà Marie Owens Thomsen cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2021, tỷ trọng doanh thu vận chuyển trong tổng tổng doanh thu của các đơn vị hàng không toàn cầu tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên, tỷ trọng này có thể giảm xuống khi nhu cầu bay của hàng khách trở lại như trước đại dịch Covid 19.
Các hãng sản xuất máy bay hiện tại cũng đang đặt cược mục tiêu rất lớn vào nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tăng cao và kéo dài liên tục trong thời gian tới. Boeing cho biết, trong hai thập niên tới, công ty đã có kế hoạch tăng 80% số lượng máy bay vận tải sử dụng. Còn với AIrbus, dự kiến đến năm 2041, tăng thêm 50% số máy bay số máy bay của hãng đang hoạt động để phục vụ cho quá trình cung ứng.
Phó chủ tịch thương mại sản xuất máy bay Mỹ cho hay, “Đại dịch covid 19 đã chứng tỏ được vai trò và tầm quan trọng trong chiến lược vận tải hàng hóa của đường hàng không”.
Vào tháng 4, hãng vận tải biển lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đan Mạch, Maersk đã lấn sâu vào lĩnh vực vận tải hàng không bằng cách cho ra mắt một đơn vị mới. Còn trong kế hoạch của CMA CGM, đã đặt 6 máy bay cho đơn vị vận tải hàng không mới thành lập từ tháng 11/2021 của hãng.
Trong giai đoạn gần đây, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cho đến sau kỳ nghỉ vào cuối năm. Nguyên nhân chính là do các tuyến đường vận tải biển đang trong tình trạng tắc nghẽn kéo dài có thể qua kỳ nghỉ lễ. “Ít nhất cho đến năm 2023, chi phí vận tải hàng không sẽ tiếp tục duy trì và tăng ở mức cao” Ông Harmit Singh, Giám đốc tài chính của Levi Strauss nhận định.
Source: