Ngành Logistics là gì và vai trò của ngành Logistics trong sự phát triển kinh tế

19.07.2021

Logistics là một ngành được coi là còn “khá mới” tại Việt Nam. So với các lĩnh vực khác, Logistics thực sự mới được quan tâm và chú trọng phát triển ở nước ta trong vòng 30 năm trở lại đây. 

Tuy nhiên, tốc độ phát triển của ngành Logistics ở Việt Nam lại hết sức ấn tượng. Với mức tăng trưởng bình quân xấp xỉ 40%/năm, Việt Nam lọt Top các quốc gia phát triển Logistics nhanh nhất trên thế giới.

Vậy ngành Logistics cụ thể là gì và thực sự đang phát triển ở Việt Nam như thế nào?

Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Ngành Logistics là gì và vai trò của ngành Logistics trong sự phát triển kinh tế?

Trước kia, chúng ta dễ đánh đồng khái niệm Logistics là vận tải/vận chuyển hàng hóa. Đơn thuần, Logistics là việc giao hàng từ nơi gửi đến nơi nhận.

Cách định nghĩa đó mới chỉ mô tả được một phần các hoạt động Logistics. 

Ngành Logistics sẽ bao gồm tất cả các hoạt động từ lên kế hoạch, cho tới kiểm soát, đảm bảo luồng lưu thông hàng hóa từ đầu vào đến đầu ra cuối cùng và ngược lại.

Do vậy, Logistics sẽ không chỉ có là vận tải/vận chuyển, lĩnh vực Logistics có cả các hoạt động kho bãi, lưu trữ hàng hóa, khai thác/vận hành xử lý hàng hóa, đóng gói, luân chuyển, quản lý phương tiện vận tải, thực hiện đơn hàng, hoạch định nhu cầu,….

Logistics giúp doanh nghiệp/chủ hàng đảm bảo được hàng hóa luôn được lưu thông từ đó tối ưu về dòng tiền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

2. Các công ty Logistics là gì?

Hiểu một cách đơn giản, công ty Logistics là đơn vị cung cấp dịch vụ quản trị Logistics. Các dịch vụ Logistics ở đây xoay quanh các hoạt động trong ngành Logistics như: vận tải, kho bãi, khai thác, đóng gói hàng hóa,…

Các công ty Logistics có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khác nhau trong lĩnh vực Logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một số công ty Logistics lớn ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

- DHL Việt Nam

- Transimex 

- Expeditors 

- ALS (Chuyên cung cấp các giải pháp Logistics hàng không)

- Kuehne+Nagel

- …

3. Sự phát triển của lĩnh vực Logistics tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các hoạt động Logistics đã được phát triển từ rất lâu nhưng chưa có tính hệ thống và được đào tạo bài bản. Khái niệm Logistics nghĩa là gì và áp dụng vào thực tế các hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế.

Chuỗi các hoạt động Logistics thường được sử dụng một cách đơn lẻ, thiếu tính liên kết. Hầu hết, các doanh nghiệp đang sử dụng Logistics để giải quyết các bài toàn mang tính chất tạm thời, ngắn hạn mà chưa có định hướng, kế hoạch dài hạn.

Bên cạnh đó, chất lượng về nhân lực cho ngành Logistics tại Việt nam còn khá yếu. Số lượng các cơ sở, các trường đào tạo kiến thức về Logistics chưa nhiều.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho sức mạnh Logistics của Việt Nam đang ở mức thấp, góp phần đẩy giá thành sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Nhận thấy được các điểm hạn chế đó, Nhà nước ta đang có những chiến lược đầu tư để nâng cao năng lực Logistics nội địa. Chúng ta đang tích cực tham gia nhiều hơn vào các hiệp định kinh tế thế giới đồng thời mở thêm những trung tâm đào tạo để tăng cường kiến thức, tìm hiểu về Logistics, gia tăng số lượng nhân sự có chất lượng phục vụ mục tiêu phát triển lĩnh vực.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin cơ bản nhất về khái niệm ngành Logistics là gì cũng như thực trạng phát triển Logistics tại Việt Nam. Nếu muốn tìm hiểu các kiến thức chuyên ngành sâu hơn về Logistics, bạn cũng có thể tham khảo các khóa học đào tạo tổng quan Logistics theo tiêu chuyển quốc tế của ALS bằng cách nhấn nút “liên hệ” phía dưới và hoàn thiện form yêu cầu.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS