Từ năm 2005 đến nay, chuỗi cung ứng của Nike đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Cùng với Apple, chuỗi cung ứng của Nike được đánh giá là một trong những chuỗi cung ứng hiệu quả nhất ngày nay.
Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này thông qua bài viết dưới đây.
Nike định hướng việc xây dựng chuỗi cung ứng của mình trở thành một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Họ xây dựng, đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng của mình (đáp ứng nhu cầu định lượng, lên kế hoạch, phân phối tự động, chính xác).
Nhờ việc tái cấu trúc hệ thống và áp dụng công nghệ thông tin, khả năng sản xuất của Nike được thúc đẩy nhanh hơn, lợi nhuận năm bình quân tăng 42,9% so với mức trung bình chung.
- Giảm tỷ lệ lượng hàng sản xuất mà không nhận được sự xác nhận chắc chắn mua hàng từ các nhà bán lẻ (pre-building) làm lượng tồn kho giảm từ 30% xuống 3%.
- Rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi phân phối hàng đến người tiêu dùng (global product lead time) từ 9 tháng xuống còn 6 tháng.
- Xây dựng chương trình “liên tục kinh doanh” nhằm quản lý rủi ro từ hoạt động “thuê ngoài” cũng như xác định rõ rủi ro tại từng mắt xích của chuỗi cung ứng
- Quản lý tốt hàng trả lại
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác cung ứng
Trước đây, Nike đặt các trung tâm phân phối độc lập tại mỗi nước. Những trung tâm tự chủ trong việc mua bán và phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, mô hình này lại gặp rất nhiều bất cập. Thí dụ những mẫu giày bán rất chạy ở Nhật lại bị tồn kho ở Anh. Lãng phí vì hàng tồn kho hàng năm lên tới trên 10 triệu USD và tiếp tục gia tăng mỗi năm.
Nike chọn giải pháp là tập trung lại toàn bộ việc phân phối giày tại châu Âu. Hãng xaayd dựng một trung tâm phân phối lớn tại Lakdaal (Bỉ), gần các cảng Antwerp và Rotterdam. Nike đã gom 25 kho lại thành một, và thu được khoản tiền tiết kiệm khổng lồ từ những lãng phí không đáng có trong mô hình trước kia.
1. Nhà cung ứng
Nike hợp đồng gia công với các nhà máy ở nước ngoài để giảm chi phí, cùng với các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát toàn diện.
Các nhà cung ứng chính của nike đặt trên 10 nước: TQ, Indonesia, VN, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Ma Rốc, Mexico, Hunduras va Brazil.
Nike kí kết HĐ sản xuất với các nhà máy trên 40 quốc gia. Đa số giày Nike được sản xuất ở TQ (35%), Việt Nam (29%), Indonesia (21%), và Thái Lan (13%).
2. Đối với khách hàng
Nike có chiến lược gắn kết người dùng và gia tăng khả năng trung thành thương hiệu của các khách hàng. Việc này giúp hãng luôn đảm bảo được lượng hàng tiêu thụ thường xuyên đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Nike cũng thu hồi lại các đôi giày đã qua sử dụng của khách hàng và tái sản xuất lại thành những sân bóng rổ và những đường chạy dành cho cộng đồng như một nỗ lực đóng góp lại cho xã hội (Việc này càng làm cho hình ảnh Nike trong mắt khách hàng trở nên gắn kết hơn).
3. Kênh phân phối
3.1. Trung tâm phân phối cho chuỗi cung ứng của Nike
Hiện nay, Nike sở hữu 20 trung tâm phân phối trong đó có
- 3 trung tâm phân phối tại Mỹ;
- 2 trung tâm tại Memphis, Tennessee và 1 tại Wilsonville, Oregon;
- 14 trung tâm phân phối còn lại phân bố tại một số nơi trên thế giới,
Trong đó 2 nơi lớn nhất đặt tại thành phố Tomisato, Nhật Bản và tại thành phố Laakdal, Bỉ.
Các trung tâm phân phối có vai trò như một trung tâm Logistics và hơn cả thế. Ngoài việc tiếp nhận và quản lý các đơn đặt hàng do công ty Nike cung cấp, các trung tâm phân phối hoặc đảm nhận luôn vai trò Logistics hoặc liên kết với các công ty Logistics và vận tải lớn như UPS, FedEx Maersk.
Từ đó, những sản phẩm của Nike được phân phối đến mọi nơi trên thế giới.
3.2. Các cửa hàng bán lẻ
Đối với hình thức bán lẻ, Nike tổ chức thành nhiều dạng cửa hàng khác nhau như:
- Factory Outlet Store: đây là loại cửa hàng với quy mô vừa, mục đích là giải quyết lượng tồn kho lớn hay bán những sản phẩm đã lỗi thời. Tuy nhiên, chất lượng, số lượng hàng và kích thước hàng được đảm bảo và vẫn được đầu tư đúng mức, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Đây là nơi mà khách hàng có thể mua được nhiều mặt hàng phù hợp với họ với mức giá giảm đi từ 20 - 80% (so với mức giá niêm yết ban đầu).
- Nike Clearance Store: Cũng là một nơi bán giảm giá các sản phẩm của Nike như factory outlet, tuy nhiên, những sản phẩm chủ yếu là do sai sót trong quá trình sản xuất như một vài khiếm khuyết: các vết rách hay logo lộn xộn trên sản phẩm. Những sản phẩm thường thuộc loại mới ra lại bị sai sót nên có rất ít lựa chọn về kích cỡ.
- Nike Retail Store: Đây là loại cửa hàng có số lượng lớn nhất của Nike trên toàn thế giới. Các cửa hàng bán lẻ này thường bán giá chính thống nhất của Nike. Các cửa hàng này nằm trực tiếp dưới sự kiểm soát của hãng. Sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng dịch vụ được chuẩn hóa theo yêu cầu của Nike.
- Nike Town: Đây là tổ hợp lớn các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike, chuyên cung cấp số lượng lớn các sản phẩm cải tiến, sản phẩm mới nhất, đột phá mà khó tìm được hay không sẵn có tại các cửa hàng; giá của những sản phẩm này rất cao. Tại Nike Town sẽ có những khu vực riêng biệt dành cho mỗi nhóm thể thao, giới thiệu về những sản phẩm mới nhất, những hình ảnh vận động viên thể thao nổi tiếng đang là đại sư thương hiệu của hãng như Michael Jordan, cả các hình thức giải trí và lời khuyên trong các môn thể thao, các studio, triễn lãm. Đặc biệt, khách hàng có thể thử những sản phẩm tại đây một cách thoải mái. Mục đích của Nike Town chủ yêu để khuếch trương những dòng sản phẩm cải tiến, tạo sự kết nối gần gũi với khách hàng và là cách hữu hiệu để phát triển thương hiệu Nike. Vì thế, Nike Town không xung đột với lợi ích của các cửa hàng bán lẻ khác.
- Nike Employee-Only Store: Đây là cửa hàng dành riêng cho các nhân viên của Nike. Bạn có thể mua hàng tại đây với mức giảm đến 50%.
Hy vọng bài viết nói trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về chuỗi cung ứng của Nike. Nếu cần tư vấn thêm về các dịch vụ Logistics phục vụ chuỗi cung ứng, bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.