Chỉ số Logistics Performance Index (LPI)

13.10.2022

Để đo lường về chỉ số cạnh tranh của các Quốc gia, một trong những chỉ số được đem ra so sánh đó là chỉ số LPI.

Vậy LPI là gì? Ý nghĩa của chỉ số này cũng như các tiêu chí để đánh giá chỉ số như thế nào?

Chúng ta sẽ cùng ALS tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

I. Chỉ số Logistics Performance Index (LPI) là gì?

Logistics Performance Index (LPI) là chỉ số do Ngân hàng Thế giới nghiên cứu và công bố hàng năm.

Đây là chỉ số đại diện cho khả năng cạnh tranh, cho thấy mức độ lưu thông hàng hóa của Quốc gia. Dựa vào chỉ số này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể đánh giá khả năng đầu tư vào một nước hay những nhà lãnh đạo cần xem xét cải thiện những gì để nâng hạng cho đất nước mình.

II. Các tiêu chí đo lường của chỉ số LPI?

Chỉ số LPI sẽ được đánh giá toàn diện dựa trên 6 tiêu chí:

1. Trang bị cơ sở hạ tầng

Tiêu chí này sẽ đánh giá mức độ hoàn thiện, đa dạng của việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu Logistics như: Cảng hàng không, hệ thống đường giao thông, đường sắt, hạ tầng về công nghệ thông tin, …)

2. Khả năng kết nối và vận chuyển hàng Quốc tế

Tiêu chí này sẽ xem xét khả năng vận hành, vận chuyển các hàng hóa Quốc tế cũng như mức giá trung bình để giao hàng hóa đến các bưu phẩm đến các khu vực khác nhau trên thế giới.

3. Chất lượng dịch vụ Logistics

Tiêu chí sẽ xét đến năng lực và chất lượng của các dịch vụ Logistics được cung cấp thông qua đánh giá, trải nghiệm của khách hàng, tổ chức độc lập.

4. Khả năng theo dõi hanh trình lô hàng

Đây là tiêu , chí vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chỉ số Logistics của Quốc gia. Nó thể hiện khả năng ứng dụng công nghệ, kiểm soát, giám sát hàng hóa chi tiết, tạo ra sự minh bạch, chính xác khi thực hiện các dịch vụ Logistics.

5. Thời gian giao nhận cam kết

Tiêu chí này sẽ xem về sự chênh lệch giữa thời gian toàn trình dự kiến và thời gian thực tế khi giao nhận hàng hóa tới điểm đích. Thời gian giao nhận càng ngắn điểm số lại càng cao.

6. Hiệu quả của việc thông quan

Tiêu chí này đánh giá mức độ “thông thoáng” của hàng hóa thông qua sự hỗ trợ của bộ phận hải quan, đơn giản hóa của các thủ tục pháp lý, tốc độ thực hiện, …

III. Chỉ số LPI của Việt Nam?

Báo cáo gần đầy nhất cho thấy, chỉ số LPI của Việt Nam hiện tại đang được đánh giá ở mức 3.27, lọt vào TOP 3 các nước khối ASEAN cũng như thuộc TOP các thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng Logistics bình quân hàng năm từ 14 – 16%.

Tuy vậy, chất lượng dịch vụ Logistics tại nước ta còn còn gặp khá nhiều vấn đề:

- Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics. Tuy nhiên đa số, các doanh nghiệp này mới chỉ dùng lại ở quy mô nhỏ, phân bổ không đồng đều (tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh).

- Thiếu các trung tâm Logistics xử lý hàng hóa cũng như các nhân sự được đào tạo Logistics chuyên môn

- Chi phí dịch vụ Logistics còn ở mức cao, chưa đáp ứng được sát nhu cầu thực tế của khách hàng

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về chỉ số LPI là gì cũng như ý nghĩa của nó trong việc đo lường khả năng cạnh tranh Logistics Quốc gia.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS