Logistics xuyên biên giới là gì?

21.03.2024

Hiện nay, Logistics xuyên biên giới không phải là một thuật ngữ quá xa lạ đối với những người đang hoạt động, làm việc trong ngành vận chuyển Logistics. Tuy nhiên để hiểu đúng và đủ cũng như những lợi ích mà Logistics xuyên biên giới mang lại như thế nào thì không phải ai cũng nắm vững. Vậy cùng ALS tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây để có một cái nhìn tổng quan nhất.

1. Vận tải xuyên biên giới

Vận tải xuyên biên giới (với tên gọi tiếng Anh là Cross - Border Transport) được hiểu là một hình thức vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới quốc tế bằng việc sử dụng các loại hình vận chuyển như đường bộ, đường hàng không, đường biển,… Do đó, vận tải xuyên biên giới chính là hình thức vận tải không có sự giới hạn về phạm vi đơn thuần của một quốc gia mà đa quốc gia khác nhau. Trong đó, điểm đầu tiên sẽ bắt đầu từ một quốc gia và điểm đến là một quốc gia khác.

Hình ảnh: Đội ngũ xe vận tải hàng hóa xuyên biên giới tại Etruck

Không giống như hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không thì vận chuyển xuyên biên giới thường sử dụng đường bộ, đường thủy, đường sắt giữa các quốc gia với nhau. Điều này khiến vận chuyển xuyên biên giới được hiểu là vận chuyển hàng hóa của nước đó sang nước bên cạnh hoặc nước thứ ba.

2. Logistics xuyên biên giới

Logistics xuyên biên giới lại được hiểu là một khái niệm trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa về quy trình hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hóa đa quốc gia với nhau. Trong đó, Logistics xuyên biên giới sẽ bao gồm việc xử lý thủ tục hải quan, định vị hàng hóa vận chuyển, quản lý kho bãi, các hoạt động có liên quan đến di chuyển hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác.

Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường đa quốc gia khiến Logistics xuyên biên giới đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp đồng thời tăng cường sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng quốc tế.

3. Lợi ích Logistics xuyên biên giới giảm chi phí, thời gian, đảm bảo hàng hoá

Khi được nhắc đến cụm từ “logistics xuyên biên giới”, các chuyên gia thuộc lĩnh vực này đã giải thích cụ thể đó là: Đây không phải là một khái niệm quá mới mẻ, hiểu đơn giản là một trạm, một điểm dừng khi hàng hóa có thể từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không cần trải quan quá nhiều khâu kiểm tra như trước đây.

Ông Lê Viết Bình, Phó Chánh văn phòng phía Nam, Bộ NN-PTNT phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Hồng Thủy.

Tuy nhiên để làm được tốt nhất Logistics xuyên biên giới thì đòi hỏi hàng hóa sẽ được kiểm tra thật kỹ lưỡng từ điểm đầu (nước xuất khẩu) đến thẳng đến trạm dừng (điểm cuối). Hiểu theo một cách khác thì Logistics xuyên biên giới chính là việc xử lý những khâu có liên quan tại một điểm thống nhất. Điều này mang lại ý nghĩa quan trọng đối với sản phẩm hàng hóa như nông sản, thực phẩm,… coi trọng về thời gian nhanh nhất để đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon nhất.

Nông sản được nhận định là một trong những hàng hóa có lợi ích lớn nhất trong Logistics xuyên biên giới khi có thể giảm tối ưu về chi phí, thời gian vận chuyển cũng như đảm bảo chất lượng tối ưu của hàng hóa khi đến tay khách hàng. Bởi lẽ, nếu mất quá nhiều thời gian vận chuyển sẽ khiến nông sản dễ hư hỏng, khó có thể tăng sức cạnh tranh và giá thành trên thị trường thế giới.

Vậy khi “Vận chuyển logistics xuyên biên giới khi có rủi ro về sản phẩm giảm chất lượng, hư hỏng, hoặc thiếu hụt, thì giải quyết thế nào?”, câu trả lời đã được đưa ra đó là khi nông sản đã được mua bảo hiểm khi vận chuyển thì nông dân sẽ không phải quá lo lắng về những rủi ro này. Trường hợp nếu hàng hóa xảy ra bất cứ sự cố hư hỏng nào sẽ được bên bảo hiểm chịu trách nhiệm. Khi đó Logistics xuyên biên giới sẽ tạo ra một chuỗi liên kết về giá trị từ từ đơn vị bảo hiểm, ngân hàng, đến đơn vị cảng biển, hãng tàu, các doanh nghiệp logistics và các chủ hàng giúp chuỗi liên kết được an toàn, tin cậy hơn rất nhiều.

Source: https://nongnghiep.vn/logistics-xuyen-bien-gioi-buoc-tien-cho-xuat-khau-nong-san-viet-d365807.html

4. Xây dựng khu kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan

Ngày 15/3, hội thảo "Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực", được tỉnh Quảng Trị phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) tổ chức. Hội thảo thu hút hơn 300 đại biểu là các doanh nghiệp của Lào và Việt Nam tham gia.

Ý tưởng và kế hoạch thành lập khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Đensavan - Lao Bảo được tỉnh Quảng Trị và Savannakhet lên kế hoạch từ lâu. Hai địa phương kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh, kết nối các khu kinh tế biên giới, thúc đẩy thương mại và đầu tư.

Ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chi ra rằng, khu kinh tế Lao Bảo - Densavan chính thức được thành lập sẽ trở thành biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước Lào - Việt Nam. Với những dự án mà Quảng Trị dự kiến triển khai như sân bay Quảng Trị, cảng biển Mỹ Thủy, cao tốc Lao Bảo - Cam Lộ sẽ thúc đẩy sự phát triển khu kinh tế thương mại xuyên biên giới. Ông cho rằng, khu kinh tế nếu hình thành cần có những cơ chế, chính sách đặc biệt với doanh nghiệp để thu hút đầu tư.

Source (16/3/2024): https://vnexpress.net/xay-dung-khu-kinh-te-thuong-mai-xuyen-bien-gioi-lao-bao-densavan-4722876.html

5. Vận tải hàng hóa xuyên biên giới Việt-Trung tiếp tục sôi động

Thống kê của ngành đường sắt Nam Ninh, Quảng Tây cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, có tổng cộng 25 chuyến tàu liên vận được khai thác giữa hai nước, vận chuyển 600 container tiêu chuẩn hàng hóa, lần lượt tăng trưởng 56% và 35% so cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, hàng hóa vận chuyển qua kênh đường sắt liên vận Việt-Trung chủ yếu là máy móc, thiết bị, đồ điện tử, dược liệu, trái cây, với tổng cộng hơn 620 chủng loại, liên quan đến mọi mặt của đời sống người dân và sản xuất của doanh nghiệp, được tập kết tại hơn 20 thành phố trong và ngoài khu tự trị Quảng Tây.

Đại diện ngành đường sắt Nam Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay, với nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ, vận tải đường sắt được mở luồng xanh và hưởng nhiều ưu đãi trong hoạt động, góp phần giảm giá thành logistics tổng hợp trong đường sắt liên vận Việt Nam-Trung Quốc, nâng cao sức hút đối với thị trường, góp phần bảo đảm và phục vụ trao đổi kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.

Được biết, nhờ liên tục tối ưu hóa tổ chức và mạng lưới vận chuyển, tuyến đường sắt liên vận Việt Nam-Trung Quốc đã được vận hành hiệu quả, trở thành dịch vụ logistics tiện lợi, an toàn, ổn định với giá cả hợp lý; thời gian khai thác từ ga Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên (Việt Nam) chỉ còn dưới 16,5 giờ, đạt mục tiêu khởi hành, thông quan và đến trong ngày, hiệu quả vận tải tăng 65% so trước đây.

Source (6/3/2024): https://tapchitaichinh.vn/van-tai-hang-hoa-xuyen-bien-gioi-viet-trung-tiep-tuc-soi-dong.html

Như vậy, Logistics xuyên biên giới không chỉ rút ngắn thời gian mà còn giảm tối đa về chi phí phát sinh khác đồng thời liên kết hệ thống cảng để đưa nông sản vào sâu trong thị trường nhập khẩu nhằm tăng khả năng tiếp cận với phân khúc khách hàng cao hơn. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm về các dịch vụ Logistics vui lòng liên hệ Hotline của ALS để giải đáp.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS