Khu kinh tế cửa khẩu là gì?

20.06.2023

Khu kinh tế cửa khẩu là khái niệm được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất cũng như các quy định liên quan đến xuất nhập cảnh, cư trú trong khu vực này. 

Dưới đây, ALS đã tổng hợp các thông tin để giải đáp băn khoăn khu kinh tế cửa khẩu (Border Gate Economic Zone) là gì?

I. Khu kinh tế cửa khẩu là gì?

Khu kinh tế cửa khẩu, được gọi là Border Gate Economic Zone trong tiếng Anh, là một thuật ngữ dùng để chỉ một khu vực có ranh giới địa lý xác định, bao gồm nhiều khu chức năng. Mục đích chính của việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu là thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Khu kinh tế cửa khẩu hình thành tại vùng biên giới đất liền và nằm trong phạm vi của một cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính. Việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu tuân theo các điều kiện, thủ tục và quy định được quy định trong Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

II. Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú trong khu kinh tế cửa khẩu

2.1. Quy định về việc nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu của công dân từ huyện nước láng giềng, có biên giới chung với khu kinh tế cửa khẩu. Công dân này có thể vào khu kinh tế cửa khẩu bằng giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp, hoặc bằng các giấy tờ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước láng giềng có liên quan.

Công dân nước láng giềng nhập cảnh vào khu kinh tế cửa không không được quá 15 ngày nếu sử dụng giấy thông hành biên giới. Đồng thời, giấy thông hành biên giới phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày trước thời điểm nhập cảnh. Nếu có nhu cầu di chuyển đến những địa điểm khác trong tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu, cần phải được cơ quan công an tại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị không quá 15 ngày.

2.2. Các công dân nước láng giềng hoặc nước thứ ba, khi mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực được miễn thị thực nhập cảnh và được phép lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian không quá 15 ngày. Tuy nhiên, nếu muốn đi du lịch đến các khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức. Thì cần xin cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu từ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền.

2.3. Phương tiện vận tải hàng hóa của nước láng giềng và nước thứ ba được phép vào khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh giữa đối tác nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, các phương tiện này phải tuân thủ các quy định được quy định trong Hiệp định vận tải đường bộ, đường thủy giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới. Họ cũng phải chấp hành việc kiểm tra, giám sát từ các lực lượng chức năng tại cửa khẩu. Trong trường hợp phương tiện vận tải này cần thực hiện giao nhận hàng hóa tại các địa điểm khác ngoài địa phận khu kinh tế cửa khẩu, thì phải tuân thủ quy định hiện hành.

Người điều hành phương tiện, bao gồm thuyền viên trên các tàu, lái xe và phụ xe, được phép ra vào khu kinh tế cửa khẩu bằng cách sử dụng hộ chiếu, số thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Các giấy tờ này phải tuân thủ các quy định và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước láng giềng có liên quan.

2.4. Chủ hàng, chủ phương tiện và lái xe của Việt Nam, có quan hệ kinh doanh với đối tác láng giềng, được phép đưa hàng hóa và phương tiện vận chuyển vào nước láng giềng để giao nhận hàng hóa. Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng giấy thông hành biên giới hoặc các giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

2.5. Công dân Việt Nam đang làm ăn hoặc sinh sống tại xã, phường, thị trấn có khu kinh tế cửa khẩu có thể đi vào nước láng giềng bằng cách sử dụng giấy thông hành biên giới hoặc các giấy tờ hợp lệ khác, phù hợp với các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước láng giềng có liên quan, với điều kiện được nước láng giềng đồng ý. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP).

III. Danh sách khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam

Tỉnh

                 Khu kinh tế cửa khẩu

Quảng Ninh

Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn

Lạng Sơn

Đồng Đăng - Lạng Sơn, Chi Ma

Cao Bằng

Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang

Hà Giang

Thanh Thủy

Lào Cai

Lào Cai

Lai Châu

Ma Lù Thàng

Điện Biên

Tây Trang

Sơn La

Sơn La

Hà Tĩnh

Cầu Treo

Quảng Bình

Cha Lo

Quảng Trị

Lao Bảo

Thừa Thiên - Huế

A Đớt

Quảng Nam

Nam Giang

Kon Tum

Bờ Y

Gia Lai

Đường 19

Bình Phước

Hoa Lư (Bonuê)

Tây Ninh

Mộc Bài, Xa Mát

Long An

Long An

Đồng Tháp

Đồng Tháp

An Giang

An Giang

Kiên Giang

Hà Tiên

IV. 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm được nhà nước đầu tư

Thủ tướng Chính vừa phủ đồng ý lựa chọn 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025.

  • Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh)
  • Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn)
  • Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai)
  • Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
  • Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh)
  • Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị)
  • Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh)
  • Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.

Source: https://vneconomy.vn/8-khu-kinh-te-cua-khau-trong-diem-duoc-nha-nuoc-rot-tien-dau-tu.htm

V. Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là khu kinh tế đa ngành

Ngày 2/6/2023, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2045. Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc Trần Thu Hằng chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, đại diện đơn vị tư vấn báo cáo tóm tắt thuyết minh Nhiệm vụ, trong đó nêu lên lý do, sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2045, đồng thời cho biết, phạm vi nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch chung KKT cửa khẩu Lào Cai giữ nguyên theo Quyết định số 1627/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích khoảng 15.929,8ha, dân số khoảng 65.000 người (năm 2022).

Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch nhằm xây dựng KKT cửa khẩu Lào Cai thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Lào Cai; phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại và dịch vụ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế xã hội đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của một KKT năng động, phát triển bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cư dân vùng biên giới tại KKT; chú trọng bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, gắn với củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Source: https://baoxaydung.com.vn/quy-hoach-khu-kinh-te-cua-khau-lao-cai-la-khu-kinh-te-da-nganh-355243.html

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS