Kho hàng nói riêng và dịch vụ kho vận nói chung là mắt xích vô cùng quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.
Có thể nói, kho hàng như những “điểm nút” trung chuyển quan trọng của toàn hệ thống Logistics. Hiểu và nắm bắt tốt các loại hình kho hàng giúp bạn chủ động hơn trong việc vận hành và lựa chọn giải pháp quản lý sản xuất – kinh doanh hiệu quả hơn.
Xem thêm: Dịch vụ kho
Chúng ta có thể đọc được rất nhiều những khái niệm khác nhau về “kho hàng”. Có rất nhiều những chú giải mang tính chất học thuật, logic phức tạp gây khó cho người tiếp cận.
Để đơn giản hoá và hiểu rõ hơn “kho hàng là gì”, bạn có thể tham khảo định nghĩa sau:
“Kho hàng là không gian trống, được sử dụng nhằm mục đích bảo quản, lưu trữ các loại hàng hoá khác nhau phục vụ mục đích sản xuất và kinh doanh”.
Nếu phân chia theo tên và nhóm loại hàng lưu trữ, chúng ta có thể chia kho hàng thành rất nhiều loại. Ví dụ như: kho tài liệu, kho thực phẩm, kho hoá chất, kho dược phẩm, kho bánh, kho thép, vật liệu xây dựng,…
Nếu phân chia theo công năng sử dụng chúng ta có các loại kho như: kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho CFS,…
Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất và đặc thù kho hàng, chúng ta nên phân loại kho hàng theo tính chất. Theo đó, nếu phân chia theo tính chất, có 2 loại kho chính.
Xem thêm: Dịch vụ kho thường tại ALS
Đúng như tên gọi, kho hàng thường dùng để lưu trữ các sản phẩm, hàng hoá thông thường trong điều kiện tiêu chuẩn.
Các loại hàng hoá được lưu trong loại kho này thường không có điều kiện bảo quản đặc biệt, có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không ảnh hưởng gì đến tính chất và chất lượng hàng hoá.
Ví dụ: kho hàng thường đựng bao bì, thùng carton, vật liệu, phụ kiện,…
Dịch vụ Kho lạnh tại ALS Nội Bài
Kho lạnh, kho mát hay kho chạy nhiệt độ là loại hình đòi đỏi những yêu cầu cao về trang thiết bị và điều kiện bảo quản.
Các loại hàng hoá được lưu trữ trong kho này cần được kiểm soát và giữ ở mức nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với tính chất của hàng hoá.
Một số loại hàng thông dụng được lưu trữ trong các loại hình kho này như.
- Các dạng thực phẩm đông lạnh, đồ cấp đông
- Các dạng hàng hoa quả, thực phẩm
- Vacxin, thuốc, dược phẩm
- …
Nhiệt độ thông thường ở các loại kho này dao động từ âm 20 độ C đến 20 độ C. Ngoài ra, dải nhiệt độ cũng có thể được điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp hay tính chất của hàng hoá bảo quản.
Chức năng chính của kho hàng theo định nghĩa đó là cung cấp không gian để lưu trữ và bảo quản hàng hoá. Chính vì vậy, chí phí chính khi sử dụng dịch vụ kho hàng đó là chi phí lưu kho hàng hoá. Tuỳ theo cách phân loại của đối tác cung cấp dịch vụ, chi phí lưu kho có thể được tính theo ngày, theo đơn vị sản phẩm, theo khối hay theo diện tích (m2).
Phần chi phí này thường chiếm tới 70 – 80% chi phí dịch vụ kho hàng.
Ngoài chi phí lưu kho, bạn cũng có thể cần chi trả các chi phí khác như: Bốc xếp, kiểm đếm, vận chuyển, quản lý hàng hoá,… khi sử dụng dịch vụ kho hàng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích hơn về kho hàng cũng như các loại kho và chi phí sử dụng kho hàng trong thực tế.