Hoạt động khai báo hải quan là một phần quan trọng của quá trình xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế. Vậy cụ thể khai báo hải quan là gì? Mục đích và trình tự thực hiện ra sao. Cùng ALS tìm hiểu chi tiết thông tin ngay sau đây.
Cơ sở pháp lý:
Luật Hải quan năm 2018.
Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Khai hải quan là hoạt động bắt buộc mà người khai hải quan phải thực hiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam. Việc thực hiện khai hải quan đúng quy trình và chính xác là cần thiết để đảm bảo các hoạt động giao thương diễn ra một cách hợp pháp và hiệu quả.
Các đối tượng tham gia vào hoạt động khai hải quan ở Việt Nam bao gồm:
Việc khai báo hải quan có mục đích quan trọng, trong đó 2 mục đích chính bao gồm:
Thứ nhất là thu thuế và lệ phí quan chế: Thu thuế và lệ phí quan chế là nguồn tài chính quan trọng đóng góp vào ngân sách quốc gia, giúp hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội.
Thứ hai là quản lý hàng hóa và đảm bảo an toàn: Việc khai báo hải quan cũng giúp quản lý thông tin về hàng hóa. Từ nguồn gốc, tính chất, giá trị, đến mục đích sử dụng hàng hoá. Cơ quan hải quan có khả năng kiểm soát và theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo các hàng hóa được vận chuyển ra/vào lãnh thổ quốc gia tuân thủ các quy định an toàn, bảo vệ môi trường, và an ninh quốc gia.
Hiện nay, có 2 hình thức khai báo hải quan là khai giấy hoặc khai báo điện tử. Hình thức khai báo điện tử được lựa chọn nhiều hơn bởi tiện lợi, thủ tục nhanh chóng và cũng tiết kiệm được thời gian.
Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu trên tờ khai hải quan giấy. Tờ khai phải được ký tên và đóng dấu (trừ khi người khai hải quan là cá nhân) trước khi nộp cho cơ quan Hải quan.
Một tờ khai hải quan giấy được khai tối đa 50 dòng hàng. Nếu số dòng hàng hóa vượt quá 50, người khai hải quan phải khai trên nhiều tờ khai hải quan.
Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định rõ ràng. Hàng hoá xuất khẩu sẽ có thời gian khác so với hàng hoá nhập khẩu. Cụ thể như sau:
Thời hạn nộp tờ khai hải quan cho hàng hóa xuất khẩu:
Thời hạn nộp tờ khai hải quan cho hàng hóa nhập khẩu: Thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Thời hạn nộp tờ khai hải quan đủ để cơ quan hải quan kiểm tra, xử lý và quản lý thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. Vì thế, cần tuân thủ quy định này để tránh các vấn đề phát sinh.
- Xử lý nhanh chóng các thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu theo từng yêu cầu đặc thù riêng biệt, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và hợp pháp
- Tư vấn miễn phí các loại hình khai quan phù hợp để hưởng các chính sách ưu đãi về thuế nhất với từng mặt hàng
- Khai báo hải quan điện tử, thay mặt chủ hàng làm việc với các cơ quan Hải quan hay các cơ quan có liên quan khác
- Chi phí dịch vụ hải quan cạnh tranh, ổn đinh, trực tiếp không qua trung gian
Mong rằng những chia sẻ của ALS đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm khai báo hải quan là gì? Đồng thời cũng nắm rõ được quy trình và thời gian thực hiện nộp tờ khai hải quan.
Các doanh nghiệp có nhu cầu khai báo dịch vụ hải quan, liên hệ ngay với ALS qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhất.
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn