Hoàn thiện hạ tầng giao thông, TP.HCM sẽ kéo giảm chi phí logistics còn 10% GDP

06.10.2022

Chi phí logistics hiện nay của Việt Nam đang chiếm quá cao lên tới 18% GDP – điều này đã góp phần giảm sức cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Theo thông tin từ Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt hoảng 14 - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm.

Cũng theo VLA, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP của Việt Nam là 18%, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ ở mức 9 - 14%. Các thành phần chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi phí logistics như: chi phí vận tải chiếm 60%, chi phí xếp dỡ chiếm 21%, chi phí kho bãi chiếm 12%, …

Đề xuất xây cảng nước sâu tại Cần Giờ

Theo những chuyên gia, TP. HCM đang có những thế mạnh nổi trội về vị trí địa lý khi nằm giữa các trục giao thông Bắc – Nam, Đông – Tây đã trở thành điều kiện thuận lợi về trung tâm lưu chuyển hàng hóa không chỉ trong nước mà còn đối với hoạt động xuất nhập khẩu cho những tỉnh ở khu vực phía Nam.

Sở hữu vị trí thuận lợi như vậy nhưng vấn đề còn tồn đọng cần khắc phục chính là hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là những tuyến đường vành đai giúp kết nối giữa TP. HCM với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ hiện nay đang có tiến độ chậm. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thương trong khu vực phát triển hiện chưa xứng tầm khi chi phí logistics vẫn còn “đè nặng” lên các doanh nghiệp hiện nay.

Source image: Diễn đàn Logistics (Vneconomy)

Trong diễn đàn "Vị thế Logistics của TP.HCM từ góc nhìn cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực" được diễn ra vào chiều ngày 30/9/2022, ông Huỳnh Văn Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM, cho biết: với 54% sản lượng hàng hóa tại Việt Nam đã và đang được vận tải bằng đường bộ tới cảng Cát Lái và cảng tại quận 7 do đó vấn đề quá tải hạ tầng giao thông là điều thường xuyên xảy ra, gây nhiều bất cập.

Cũng theo ông Cường, trong năm 2021, khi sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển trên cả nước dao động ở mức 700 triệu tấn, khu vực TP. HCM đã chiếm đến 23% với sản lượng lên đến 165 triệu tấn.

Thống kê về phát triển cảng biển phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay đã chiếm trên 40%, tuy nhiên sản lượng hàng hóa qua cảng biến thành phố đã vượt 2,63% so với những quy hoạch tiếp nhận của năm 2030. 

Phát triển Logistics – ngành dịch vụ mũi nhọn của TP. Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, bà Phan Thị Thắng cho rằng với vai trò là một đô thị đặc biệt, là đầu tàu cũng như động lực phát triển kinh tế của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu phải phát triển logistics trở thành 01 ngành dịch vụ mũi nhọn. Dự báo đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP.HCM sẽ đạt 15% và 20% vào năm 2030.

Khi tỷ trọng đóng góp của ngành Logistics vào GDP TP.HCM đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12% là những động thái tích cực sẽ góp phần quan trọng giảm chi phí logistics trong cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 chỉ còn ở mức khoảng 10-15%.

Ngoài ra, khi TP.HCM chỉ mới có Trung tâm logistics Khu Công nghệ Cao TP.HCM (6ha) vẫn đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư, và 6 trung tâm còn lại chủ yếu đang ở giai đoạn lập quy hoạch phân khu (1/2000).

Một số dự án trọng điểm "tương tự trung tâm logistics" của các doanh nghiệp có liên quan hiện đang triển khai như kho lạnh ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân), kho thương mại điện tử ở huyện Củ Chi… cũng đang trong quá trình xây dựng nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trung tâm nào hoạt động trên thực tế.

Source: https://vneconomy.vn/hoan-thien-ha-tang-giao-thong-tp-hcm-se-keo-giam-chi-phi-logistics-con-10-gdp.htm

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS